Ông Nguyễn Văn Khoa – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bắc Lý 2, xã Bắc Lý (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) chia sẻ: Ngoài điểm chính có 6 điểm lẻ, điểm xa nhất đến 19km có 2 giáo viên phụ trách 17 học sinh.

“Với 19km các cô phải đi xe máy hơn 2 tiếng mới ra đến điểm chính. Bình quân mỗi tháng, 6 điểm bản lẻ tập trung hội thảo một lần” -  thầy Khoa tâm tư.

{keywords}
Ông Nguyễn Văn Khoa – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bắc Lý 2 đánh trống khai giảng năm học mới
{keywords}
Trường Tiểu học Bắc Lý 2 nới có 6 điểm lẻ nằm ở xa điểm chính

Cô Vi Thị Duyên (SN 1987, quê ở huyện Thanh Chương) là một trong 2 giáo viên ở điểm lẻ Kèo Nam (là bản xa nhất ở xã Bắc Lý) về dự lễ khai giảng tâm sự: Phải đi gần 2 tiếng mới ra điểm chính khai giảng.

“Khi mới lên đi dạy 100% là các cháu người Khơ Mú, các em đến lớp đi học lại phải cõng thêm em nhỏ giúp bố mẹ đi làm rẫy. Nếu các cháu không cõng em đi học thì phải ở nhà. Ở trên đó không có điện, nguồn nước xa, không có sóng điện thoại. Buổi sáng phải đến 9h30 mới tan hết sương mù và ban đêm thì gió mạnh…” – cô Duyên chia sẻ.

{keywords}
Cô Vi Thị Duyên phải đi gần 2 tiếng đồng hồ để ra dự khai giảng năm học mới
{keywords}
Lớp học phải thưng bạt vì sương mù ở bản Nhọt Kho

Theo cô Duyên, nhiều em đi học về không có cơm ăn, phải ăn ngô là chủ yếu. Dạy buổi sáng là nghe tiếng đâm gạo bằng chày của người dân.

“Có khi đi học muộn thì phải đến gọi em đi học. Không phải không muốn đi học mà vì các em đói quá không có cái ăn. Các em thua thiệt vì thông tin rất hạn chế. Ở bậc tiểu học, nhiều nội dung nói bằng tiếng phổ thông nhưng các em nghe không hiểu thì cô phải học thêm tiếng Khơ Mú để truyền đạt” – cô Duyên tâm tư.

Đại uý Nguyễn Xuân Sơn – Chính trị viên Phó Đồn Biên phòng Mỹ Lý cho biết, là xã biên giới đặc biệt khó khăn nhất tỉnh Nghệ An. Tỷ lệ hộ nghèo trên 90%, chủ yếu là đồng bào người Khơ Mú. Các điểm bản ở cách xa nhau, bản xa nhất cách trung tâm khoảng 25km và khó khăn nhất đi lại vào mùa mưa bão.

“Nếu trời mưa bão thì các bản thường bị cô lập, khe suối chia cắt đường, hư hỏng và tất cả phải tự túc tại chỗ” - Đại uý Sơn chia sẻ trong buổi khai giảng năm học mới.

{keywords}
Duyệt công tác đội 
{keywords}
Lễ chào cờ
{keywords}
Đại diện các đơn vị bộ đội Biên phòng và chính quyền địa phương từ trung tâm xã đi vào điểm chính khai giảng phải mất hơn 1 tiếng đi xe máy
{keywords}
Cô giáo chỉnh tư thế giúp học sinh 
{keywords}
 
{keywords}
Ngôi trường nằm giữa lưng chừng núi ở xã biên giới đặc biệt khó khăn
{keywords}
Buổi lễ khai giảng đầu năm học mới ở Trường Tiểu học Bắc Lý 2, xã biên giới khó khăn nhất Nghệ An
Ngày khai giảng ở ngôi trường tan hoang sau cơn lũ dữ

Ngày khai giảng ở ngôi trường tan hoang sau cơn lũ dữ

Sau gần 20 ngày gồng mình khắc phục hậu quả do lũ quét xảy ra hồi trung tuần tháng 8, hôm nay (5/9), thầy và trò trường Trường Mầm non và Trường PTDT bán trú Tiểu học Nậm Nhừ (huyện Nậm Pồ, Điện Biên) khai giảng năm học mới 2020-2021.

Quốc Huy