Tuy nhiên, sự việc này chưa thành hiện thực bởi công tác quy hoạch, bổ nhiệm còn liên quan đến nhiều tổ chức, ban ngành và thông qua một quy trình nhất định. 

Việc thi tuyển chức danh hiệu trưởng đang được Đà Nẵng thực hiện và thể hiện nhiều ưu điểm. Điều đáng mừng là các chức danh tuyển dụng đều có nhiều người đăng ký thi tuyển. Việc nhiều người cùng tham gia dự thi sẽ tạo nên sự cạnh tranh, giúp lựa chọn được những người ưu tú.

Thi tuyển một cách công bằng sẽ tuyển được người tài giỏi để tạo đột phá cho đơn vị mà hơn hết là hạn chế tối đa vây cánh trong trường.Các ứng cử viên có thể là người địa phương sở tại, cũng có thể là người địa phương ở các huyện, thị khác đến.

Người dự thi đã có sẵn những đề án phát triển, dự báo mang tính đột phá mới thể tạo được ưu điểm cho vị trí của mình đăng ký thi tuyển. Họ có thể là người cũ nhưng cũng có thể là người mới hoàn toàn. Người mới sẽ không có hệ thống chân rết, hoặc phải làm mới từ đầu, người cũ cũng sẽ phải thực hiện những cam kết của mình khi thi tuyển mới cđảm bảo được vị trí công tác của mình.

Hiện nay, hiệu trưởng đã được mở rộng thêm các quyền hành hành là quyền phân công và bổ nhiệm các tổ trưởng chuyên môn, được ra các quyết định nâng lương, tăng lương trước thời hạn, quyết định hưởng các chế độ như thâm niên, chức vụ cho giáo viên, nhân viên trong nhà trường…

Vì thế, vai trò, quyền lực thường rất lớn. Trong khi, đa phần các địa phương trong cả nước vẫn thực hiện việc quy hoạch, bổ nhiệm. Việc quy hoạch một vị trí nhiều người nên lúc có bổ nhiệm còn xảy ra tình trạng chạy chọt.

Rõ ràng, việc thi tuyển chức danh lãnh đạo nhà trường đã và đang là những bước đi phù hợp cho xu thế hiện nay của ngành giáo dục. Nó sẽ tạo được bước đột phá mới, tránh được sự ì ạch, thụ động của một số lãnh đạo quản lý ở nhà trường, cũng như ở Phòng, Sở Giáo dục. Bởi, một số địa phương vẫn đang làm cách cũ, vẫn là quy hoạch rồi bổ nhiệm, khi đã bổ nhiệm lãnh đạo cũng đồng thời sẽ mãi đảm nhận vị trí đó. Nếu có thay đổi cũng chỉ là sự luân chuyển cán bộ từ trường này sang trường khác, từ vị trí này sang vị trí khác. Từ đó, không tạo được động lực phấn đấu của đại đa số các lãnh đạo trong ngành giáo dục ở các địa phương.

Có lẽ, những ai đang công tác trong ngành hoặc quan tâm đến sự phát triển giáo dục nước nhà cũng luôn mong muốn các trường có một tập thể ban giám hiệu toàn tâm, toàn trí với nhà trường. Nhất là người đảm đương vai trò hiệu trưởng. Vì thế, việc tổ chức thi tuyển chức danh hiệu trưởng đến thời điểm này có lẽ đã chín muồi. Nếu không làm thì e rằng ngành giáo dục cứ ì ạch mãi.

Thầy giáo Nguyễn Đăng

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: "Năm 2019 là đến độ"

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: "Năm 2019 là đến độ"

"Tôi có lo lắng nhưng không chùn bước", Bộ trưởng Giáo dục chia sẻ về giáo dục năm 2019, sau một năm đầy biến động của ngành.