- Một học sinh Sài Gòn đã bật khóc trong chương trình gặp gỡ giữa lãnh đạo ngành giáo dục và đào tạo với học sinh tiêu biểu TP.HCM sáng nay, 23/3. Chủ để của đối thoại năm nay là "Học sinh TP.HCM phát triển toàn diện đức- trí- thể -mỹ".

Hơn 150 học sinh đại diện cho học sinh TP.HCM tham gia buổi gặp gỡ với sự chủ trì của ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT.

Tại đây, học sinh Phạm Song Toàn, lớp 11, Trường THPT Long Thới, Nhà Bè, cho biết ngày đầu tiên làm bí thư đoàn trường Toàn đã bày tỏ mong muốn của mình tới thầy cô là học sinh cần được giáo dục đạo đức lối sống.

{keywords}
Học sinh Phạm Song Toàn

"Chúng con mong muốn được thầy cô hướng dẫn dạy cách cư xử, cách chào hỏi giáo viên. Em nghĩ đây là một vấn đề không khó đối với một huyện như Nhà Bè. Khi con đề cập một vấn đề gì thì nhà trường và giáo viên đều trả lời rằng "trường này không có tiền em ạ". Con biết kinh tế là vấn đề muôn thuở, nhưng đừng vì vấn đề kinh tế mà làm ảnh hưởng mong muốn của học sinh".

Học sinh này đã bật khóc khi kể về chuyện ở lớp mình. "Hiện nay lớp con đang gặp vấn đề với giáo viên. Con muốn thầy cô có một biện pháp hợp lý trong quan hệ giữa học sinh với giáo viên. Chúng con mong giáo viên lên lớp nói gì với chúng con. Nhưng một giáo viên của con lên lớp chỉ viết bài lên bảng và không nói gì. Học sinh thấy cô im lặng nên cũng sợ và không nói gì. Con không hiểu vì sao cô không nói gì với chúng con"- Toàn nói.

Toàn đã không kìm được nước mắt khi nói tiếp: "Ba của con cũng là một giáo viên nên con hiểu nỗi lòng của nhà giáo. Nhưng con không hiểu sao cô giáo lên lớp chỉ viết bài mà không nói gì hết. Hơn một học kỳ nay, chúng con đã tự học. Chúng con biết cô cũng đã có sự cố gắng, nhưng khi cô không nói gì thì chúng con cũng không dám nói vì sợ".

Toàn cho biết giáo viên chủ nhiệm của lớp đã cố gắng giải quyết nhưng vì những lý do tế nhị nên tình trạng vẫn như vậy.

Ngoài Toàn, nhiều học sinh khác cũng nhân cơ hội bày tỏ nguyện vọng của mình.

Một học sinh là bí thư đoàn Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, đặt vấn về mong mong có một bộ sách giáo khoa mới sẽ không hàn lâm. Ngoài ra song song với những kiến thức về lý thuyết, học sinh sẽ được học những kiến thức thực hành.

"Hiện nay việc rèn luyện đức, trí, thể, mỹ có những nội dung gần giống nhau, trong khi đó ngoài xã hội có những vấn đề xảy ra khiến học sinh chưa nắm bắt được"- học sinh này nói.

Còn Nguyễn Tố Uyên Vy, học sinh THPT Võ Trường Toản cho rằng việc giáo dục đạo đức giữa nhà trường và gia đình khác nhau đã làm khó các em. Ở nhà, ba mẹ thường nuông chiều, không cho các bạn làm nặng, đi chơi xa. Trong khi đó nhà trường khuyến khích chúng em nên tham gia các hoạt động xã hội.

Nguyễn Hữu Phương, THPT Nguyễn Hữu Cầu cho rằng hiện kiến thức quá nặng nên học sinh đã dành hết thời gian cho việc học,  do vậy sẽ không có thời gian để dành cho hoạt động đoàn. Vì vậy mong muốn chương trình học, đặc biệt là bộ SGK mà TP.HCM biên soạn sắp tới sẽ giảm tải cho học sinh. 

Trước ý kiến của học sinh, ông Lê Duy Tân, Trưởng phòng Giáo dục Trung học cho rằng, lãnh đạo hiểu được tâm tư nguyện vọng của các em, nhưng sự thay đổi này cần phải sự chung tay của các cấp, các chính quyền.

Theo ông Tân, hiện nay mối quan hệ giữa thầy cô và học sinh sẽ được lưu tâm.

Có những lúc thầy cô nôn nóng, cha mẹ cũng nôn nóng mong các em đạt được kiến thức ở các kỳ thi nên không có thời gian, nhưng các thầy cô sẽ phải dành thời gian suy nghĩ về việc này.

"Thầy cô hiện nay đã vượt qua sự ràng buộc của mình để dạy dỗ cho các em, Nhưng để có sự hài hòa thì cần sự cố gắng của cả hai bên. Những vấn đề lớn hơn chúng tôi sẽ tham mưu cho Sở. Đừng nghĩ là thầy cô chỉ quan tâm tới học sinh tiêu biểu, chúng tôi luôn quan tâm tới tất cả các em, tới hoạt động của các em", ông Tân nói.

Ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT cho rằng chương trình SGK là do Bộ GD-ĐT quyết định nhưng đến năm 2019, TP.HCM sẽ học sinh SGK mới không còn nặng, không còn lạc hâu. 

Theo ông Sơn, thông thường cha mẹ luôn muốn con mình học giỏi và ngoan. Nhưng sẽ rất nặng nếu con mình vừa học giỏi, vừa ngoan nhưng các em hãy cố gắng.

Trước ý kiến về giáo viên lên lớp chỉ im lặng viết bài lên bảng, ông Sơn cho rằng "Chúng tôi sẽ cô gắng giải quyết . 

Tuệ Minh

Viết sách giáo khoa ở nơi “thiên đường giáo dục”

Viết sách giáo khoa ở nơi “thiên đường giáo dục”

Tại đây, giáo viên  trực tiếp viết sách giáo khoa, học sinh cũng có thể trở thành một phần trong quá trình biên soạn sách.  

"Học sinh có quyền lựa chọn thầy cô đặt vào trái tim mình”

"Học sinh có quyền lựa chọn thầy cô đặt vào trái tim mình”

Từ câu chuyện Trường Lương Thế Vinh có thể thấy: Phụ huynh vừa muốn con thi đỗ bách chiến bách thắng, vừa muốn có môi trường giáo dục tự do trong bối cảnh của Việt Nam là bất khả kháng.