Vấn đề của hiệu trưởng cũ

Từ năm 2017, một số cán bộ giảng viên đã gửi đơn tố cáo bà Mai Hồng Quỳ - lúc đó đang là hiệu trưởng nhà trường - ra Bộ GD-ĐT với nhiều nôi dụng như: Không bố trí kế toán trưởng đúng quy định; Phân công ông Lê Trường Sơn, Phó hiệu trưởng chưa có bằng tiến sĩ phụ trách đào tạo vừa học vừa làm giai đoạn 2013-2016; Không công khai số tiền học lại của hệ vừa học, vừa làm và báo cáo thu chi khoản tiền này cho cán bộ giảng viên tại hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hàng năm theo quy định; Không thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng theo Điều lệ Trường đại học.

{keywords}
Bất ổn âm ỉ nhiều năm ở Trường ĐH Luật TP.HCM

Lúc đó, Bộ GD-ĐT đã lập tổ xác minh và có văn bản số 1045 kết luận những tố cáo đối với bà Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM (nay đã nghỉ hưu). Trong kết luận này xác định có những tố cáo của giảng viên là có cơ sở.

Cụ thể, về không bố trí kế toán trưởng theo đúng quy định: Bà Quỳ đã ký hợp đồng thuê kế toán trưởng đổi với bà Bùi Hiếu Hạnh chưa đúng thủ tục quy định tại Khoản 1, Điều 13, Thông tư liên tịch số 163 của Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ.

Giao phụ trách kế toán đối với bà Nguyễn Thu Hương trong thời gian từ tháng 2/2016 đến tháng 5/2017 quá thời hạn quy định tại Điều 147 Nghị định số 128 của Chính phủ. Quyết định bổ nhiệm bà Hương giữ chức phó phòng Phòng Kế hoạch tài chính khi bà Hương là nhân viên hợp đồng là vi phạm quy định tại Khoản 1, Điều 3, Luật Viên chức.

Giao bà Lê Thị Hoài An phụ trách kế toán khi chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng đã hết thời hạn, chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 4, Điều 54, Luật Kế toán năm 2015. Xét đặc cách bà An chưa đúng quy định về trình tự thủ tục quy định tại Điều 9 thông tư số 15/2012 của Bộ Nội vụ.

Kết luận của Bộ GD-ĐT cũng nêu việc giảng viên tố cáo là đúng về việc bà Mai Hồng Quỳ phân công ông Lê Trường Sơn, phó hiệu trưởng chưa có bằng tiến sĩ phụ trách đào tạo vừa làm vừa học giai đoạn 2013-2016 không đúng với quy định. 

Việc giảng viên tố cáo bà Quỳ không công khai số tiền học lại của hệ vừa học vừa làm và báo cáo thu chi khoản tiền này cho cán bộ giảng viên tại hội nghị cán bộ viên chức hàng năm được Bộ GD-ĐT xác định đúng một phần. Cụ thể, báo cáo tài chính tại hội nghị cán bộ, công chức viên chức chưa chi tiết về khoản thu chi tiền vừa học vừa làm theo biểu mẫu số 3, ban hành kèm Thông tư số 21 năm 2005 của Bộ Tài chính…

Đối với nội dung tố cáo bà Mai Hồng Quỳ không thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng theo quy định tại Điều lệ Trường đại học là sai.

Kết luận do Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Mạnh Hùng ký lúc đó đã đưa ra biện pháp xử lý với bà Mai Hồng Quỳ là: Kiểm điểm trách nhiệm cá nhân với các nội dung tố cáo liên quan tới phân công ông Sơn làm phó hiệu trưởng khi chưa có bằng tiến sĩ phụ trách đào tạo vừa học vừa làm; Tổ chức kiểm điểm các đơn vị, các nhân liên quan thuộc thẩm quyền; Rà soát toàn bộ hồ sơ tuyển dụng bổ nhiệm từ năm 2015, đề xuất phương án xử lý đối với việc tuyển dụng đặc cách chưa đúng quy định với bà Lê Thị Hoài An…

Tới phó hiệu trưởng đương nhiệm

Thời gian đó, giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM cũng tố cáo ông Lê Trường Sơn, phó hiệu trưởng (đang đương nhiệm) nhà trường với nhiều nội dung như: Không tham gia giảng dạy từ năm 1996 nhưng vẫn giữa ngạch giảng viên và hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo; Phó hiệu trưởng giữ ngạch giảng viên nhưng không hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy; Chưa thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của nghiên cứu sinh, đổi đề tài luận án tiến sĩ không đúng quy định…

Lúc đó, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã ban hành Quyết định số 4963 về việc thụ lý giải quyết tố cáo và giao việc xác minh tố cáo đối với ông Lê Trường Sơn. Theo kết luận 03 được ban hành ngày 4/1/2018 do Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng (lúc đó) ký, việc giảng viên tố cáo ông Sơn có nhiều điểm đúng.

Cụ thể, tố cáo ông Lê Trường Sơn không tham gia giảng dạy từ năm 1996 nhưng vẫn giữ ngạch giảng viên và hưởng phụ cấp thêm niên nhà giáo là đúng một phần. Bộ kết luận ông Sơn giữ ngạch giảng viên nhưng không trực tiếp giảng dạy đảm bảo số định mức giờ chuẩn giảng dạy của chức danh giảng viên. Tuy nhiên, việc ông Sơn giữ ngạch giảng viên và hưởng phụ cấp thâm niên không trái quy định...

Cũng theo kết luận này, việc tố cáo ông Sơn chưa thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của nghiên cứu sinh, đổi đề tài luận án tiến sĩ không đúng quy định là đúng. Ông Sơn có bằng thạc sĩ Luật chuyên ngành Luật Kinh tế nên không phải học các môn học bổ sung của chương trình thạc sĩ. Tuy nhiên, do ông Sơn chưa hoàn thành việc bảo vệ luận án cấp cơ sở trước ngày 31/12/2011 nên phải học các học phần ở trình độ tiến sĩ trong chương trình đào tạo tiến sĩ của trường theo quy định của Bộ GD-ĐT. Việc trường không yêu cầu ông Sơn học các học phần trong chương trình đào tạo tiến sĩ là không đúng quy định..

Trong văn bản kết luận đã đưa ra kiến nghị xử lý vị phó hiệu trưởng này bằng kiểm điểm trách nhiệm đối với các nội dung tố cáo đúng về việc không trực tiếp giảng dạy đảm bảo đúng quy định mức giờ chuẩn của cán bộ quản lý giữ ngạch giảng viên; Việc đổi tên đề tài, thay đổi người hướng dẫn không đúng quy định; Khi báo cáo thành tích đề nghị công nhận các danh hiệu thi đua, khen thưởng chưa báo cáo đầy đủ về việc thực hiện nhiệm vụ trực tiếp giảng dạy đảm bảo định mức.

Bộ cũng yêu cầu bà Mai Hồng Quỳ kiểm điểm trách nhiệm việc ban hành quy định đào tạo trình độ tiến sĩ của trường, không chỉ đạo phân công giảng dạy với ông Sơn, ký quyết định đổi đề tài, thay đổi người hướng dẫn cho ông Sơn không đúng quy định, chưa xem xét toàn diện việc hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy bảo đảm định mức giờ chuẩn của cán bộ quản lý giữ ngạch giảng viên… Các trưởng phòng đào tạo sau đai học, hội đồng thi đua của trường… cũng có liên đới tới sai phạm của ông Sơn…

Khiếu nại, tố cáo chưa kết thúc

Hiện tại, bà Mai Hồng Quỳ đã nghỉ hưu theo chế độ. Ông Lê Trường Sơn vẫn là phó hiệu trưởng đương nhiệm. Ngoài nội dung tố cáo đã được Bộ GD-ĐT xác minh và kết luận, giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM cho rằng mọi việc chưa được giải quyết rốt ráo. Hiện tại, họ vẫn gửi đơn thư tiếp tục phản ánh sai phạm nội bộ.

Nội dung phản ánh của giảng viên về việc nội bộ nhà trường vẫn còn rất nhiều vấn đề cần phải làm rõ như: Lập tài khoản thu tiền học phí; Quản lý, bất minh về số tiền và sai phạm trong chi tiền học lại chênh lệch hàng chục tỷ đồng; Tuyển dụng bổ nhiệm người nhà và bổ nhiệm sai; Cơ cấu nhà trường chưa hoàn thiện nhiều khoa, phòng quan trọng kéo dài cả chục năm vẫn chưa có trưởng khoa, khuyết phòng quan trọng; Sai phạm trong việc cấp chứng chỉ tiếng Anh… Những vấn đề này liên quan tới hiệu trưởng cũ và ban giám hiệu hiện tại.

Trước tình hình của Trường ĐH Luật TP.HCM, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết đã lập tổ công tác làm việc với nhà trường.

Lê Huyền

2 phó khoa từ chức, Trường ĐH Luật TP.HCM "đang bất ổn"

2 phó khoa từ chức, Trường ĐH Luật TP.HCM "đang bất ổn"

Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM thừa nhận nhà trường đang ở giai đoạn bất ổn, Bộ GD-ĐT đang thực hiện thanh tra.