Trong SGK Ngữ văn 6 của Bộ Chân trời sáng tạo có những tác phẩm mới được đưa vào như Hoa bìm của tác giả Nguyễn Đức Mậu; Lao xao của Duy Khán (được trích từ tác phẩm “Tuổi thơ im lặng”, tác phẩm được giải thưởng Hội Nhà văn năm 1987); Giọt sương đêm của nhà văn Trần Đức Tiến (in trong tập Xóm Bờ Giậu, NXB Kim Đồng 2018)…

Hay trong bộ Cánh diều có tác phẩm À ơi tay mẹ của tác giả Bình Nguyên (bài thơ từng được tác giả gửi dự thi Thơ lục bát trên báo Văn Nghệ).

Trong sách Ngữ văn 6 của bộ Kết nối tri thức với cuộc sống có những văn bản mới hoàn toàn như Con chào mào, Bắt nạt của Nguyễn Thế Hoàng Linh (trích trong tập Ra vườn nhặt nắng, NXB Thế giới, Hà Nội 2017.

Đặc biệt, tác phẩm Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần (Xuất bản năm 2004, đạt giải Nhất cuộc thi Văn học Thiếu nhi lần III) có mặt ở cả 3 bộ SGK.

{keywords}
Nhiều tác phẩm sẽ lần đầu có mặt trong Sách khoa khoa môn Ngữ văn lớp 6

Kết nối tác giả và giáo viên thế nào?

Đây không phải là lần đầu tiên nhà văn Trần Đức Tiến có tác phẩm được đưa vào SGK. Truyện "Vương quốc vắng nụ cười" của ông đã được đưa vào SGK Tiếng Việt lớp 4 (NXB Giáo dục) trước đây.

Năm nay, ngoài Giọt sương đêm, ông còn có truyện Cá chuồn tập bay được đưa vào SGK Tiếng Việt lớp 2 của nhóm Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục, 2021).

Theo nhà văn, nói chung ông hài lòng với cách làm việc của ban soạn thảo SGK của nhóm Chân trời sáng tạo. Trong quá trình tuyển chọn, họ giữ liên hệ và trao đổi với tác giả khi cần sửa chữa, thêm bớt ngữ liệu cho phù hợp với SGK. Truyện "Giọt sương đêm" trong SGK Tiếng Việt lớp 6 của ông hầu như được giữ nguyên so với bản đã in trong tập truyện "Xóm Bờ Giậu" của Nhà xuất bản Kim Đồng (năm 2018).

Tuy nhiên, với giáo viên, ông chưa có dịp giao lưu trực tiếp để cùng trao đổi về những tầng nghĩa cũng như những điều nên lưu ý khi giảng dạy tác phẩm của mình.

Nhà văn Trần Đức Tiến chia sẻ ông không thích viết văn để dạy bảo các em những bài học này nọ một cách cứng nhắc, lộ liễu. Những "bài học", nếu có, thường ẩn giấu sau những tình tiết, câu chữ... của một tác phẩm văn chương thực sự.

“Một tác phẩm hay, trước hết, phải khiến các em thích đọc. Còn những "bài học" thì sẽ nhận ra và ngấm dần.

Những truyện như của Andersen chẳng hạn, cùng với thời gian, sự trưởng thành, từng trải, người đọc càng ngày càng thấm thía ý nghĩa sâu sắc của chúng”.

Riêng với truyện "Giọt sương đêm", ông mong những em học sinh sẽ cảm nhận được tình yêu quê hương không bao giờ phai nhạt, nhưng có thể lúc này lúc khác nó ngủ quên trong tâm hồn mỗi người.

Mới đây, hiếm hoi có một tác giả trao đổi trên mạng xã hội về bài thơ Bắt nạt trong SGK lớp 6 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, nhận về hàng trăm lượt bình luận sôi nổi, thậm chí cả tranh cãi.

Nguyễn Thế Hoàng Linh - Tác giả của bài thơ cho hay đã dành cả trăm tiếng đồng hồ để phân tích cụ thể về tác phẩm, chia sẻ, giải đáp với những người quan tâm. 

Từ góc độ giáo viên, cô Nguyễn Thị Thùy Mia, Trường THCS Cát Linh (Hà Nội) cho biết do dịch bệnh kéo dài nên các lớp tập huấn chuyển sang hình thức trực tuyến để kịp thời bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên chuẩn bị vào năm học mới. Với môn Ngữ văn, các giáo viên THCS chỉ được tập huấn với một số ít tác giả, như tác giả Nguyễn Thị Nương… có tác phẩm trong bộ Kết nối tri thức với cuộc sống.

Theo cô Mia để tạo được sự thống nhất, tác giả của bộ sách phải kết nối tốt với tác giả của tác phẩm, tạo sợi dây liên kết tư tưởng, tình cảm, tri thức của tác giả văn bản với người dạy/ người học, theo đúng định hướng phẩm chất, năng lực mong muốn.

Nếu để giáo viên tự kết nối với tác giả của tác phẩm, sẽ có rất nhiều thú vị, mới mẻ nhưng có thể xuất hiện những điều “lệch” so với mục đích của người soạn sách – cô Mia nhận xét và cho rằng sự kết nối của tác giả đến giáo viên cần được chuẩn bị thật cụ thể.

Nhà văn Trần Đức Tiến có lưu ý với những giáo viên sẽ giảng dạy tác phẩm "Giọt sương đêm" về tên gọi con vật trong truyện.

"Thật ra quê tôi gọi con Bọ Dừa là Bọ Đa. Nhưng trong một số sách vở nó có tên Bọ Dừa, và tôi thích tên này hơn. Tuy nhiên, khi đọc SGK, một cô giáo đã viết thư cho tôi nói: tra trên mạng (Google), với từ khóa "Bọ Dừa", lại có kết quả một loài côn trùng có hại thường sống trên cây dừa, và hình dáng khác hẳn trong truyện của tôi.

Tôi kiểm tra lại và... phát hoảng, vì thấy đúng như thế.

Sau khi tìm hiểu qua nhiều nguồn, tôi biết thêm: "nhân vật" của tôi, ngoài cái tên Bọ Đa, Bọ Dừa, còn có tên Bọ Măng, Bù Rầy, v.v...

Nhân đây muốn nói rõ thêm: tên gọi các con vật (và cả cây cỏ, hoa trái...) có sự khác nhau giữa các địa phương, vùng miền. Chẳng hạn: Con thạch sùng ngoài Bắc, trong Nam gọi con thằn lằn. Con vạc sành trong Nam, ngoài Bắc gọi con cành cạch, con sặt sành, v.v...

Cho nên trước khi giảng bài cho học sinh, có lẽ các thầy cô giáo nên tìm hiểu kĩ chuyện tên gọi như đã nói".

Tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh chia sẻ về bài thơ Bắt nạt: 

"Bài thơ là bức thư cố gắng giúp cả bạn bắt nạt và bị bắt nạt hiểu hơn về bắt nạt. Khi sự hiểu đó được lan truyền trong cộng đồng, nhất là trong các bạn học sinh khi cùng đọc bức thư ấy thì một áp lực văn hoá sẽ xuất hiện đối với hành vi bắt nạt. Từ áp lực văn hoá bớt hành hạ nhau đó mà xã hội văn minh hơn.

Người Việt Nam có một sự ghét bắt nạt, ghét bất công rất rõ ràng nhưng lại không nhận thức rõ ràng bắt nạt có thể là những gì, xử lí ra sao để việc xử lí không tạo ra sự bắt nạt hay đám đông bắt nạt khác. Vì vậy, dù bắt nạt bị ghét nhưng chuỗi bắt nạt vẫn còn.

Mình viết bài thơ với mong muốn cung cấp thêm một số kỹ năng mềm để hoá giải việc bắt nạt lẫn bị bắt nạt dưới hình thức nghị luận.

Một bài thơ không thể giải quyết mọi vấn đề của cuộc đời hay của người khác. Nếu làm tốt cũng chỉ phần nào cung cấp sự mở rộng cảm xúc, tư duy, kỹ năng và cảm hứng. Hiệu quả của bài thơ còn ở cách độc giả lan truyền và sử dụng để phát triển bản thân".

Bài 2: Làm thế nào để giáo viên Ngữ văn dạy tác phẩm mới không 'định kiến'?

Bài 3: SGK Ngữ văn 6: 'Thách thức lớn nhất là thay đổi cách dạy'

Phương Chi

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Cần chấm dứt việc học theo Văn mẫu

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Cần chấm dứt việc học theo Văn mẫu

Với giáo dục Trung học, Bộ trưởng đặc biệt nhấn mạnh tới tinh thần học thật, thi thật. Riêng với môn Ngữ văn, cần chấm dứt học theo văn mẫu, bài mẫu, dẫn tới triệt tiêu sự sáng tạo của thầy và trò.

"Khi sự thay đổi được khích lệ, sẽ nhiều nơi 'mở' đề Ngữ văn"

"Khi sự thay đổi được khích lệ, sẽ nhiều nơi 'mở' đề Ngữ văn"

Những thay đổi trong đề thi tuyển sinh vào lớp 10 của các địa phương trong vài năm trở lại đây được nhiều giáo viên Ngữ văn đánh giá tích cực.

Phấn khích với đề thi học sinh giỏi Văn của TP.HCM

Phấn khích với đề thi học sinh giỏi Văn của TP.HCM

Theo các giáo viên, đề thi văn học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 12 của TP.HCM có yếu tố mới, sáng tạo và gây hứng thú thực sự, cho cả người học và người dạy.

Những đề thi Ngữ văn gây tiếng vang trong mùa thi lớp 10

Những đề thi Ngữ văn gây tiếng vang trong mùa thi lớp 10

Trong mùa tuyển sinh vào lớp 10 năm nay của các tỉnh thành trên cả nước, sự xuất hiện của những đề thi môn Ngữ văn gây tiếng vang trở nên dồn dập hơn chứ không còn thưa thớt như những năm trước.

Nhà thơ xuất hiện trong đề thi lớp 10: 'Tôi mừng vì đề không theo khuôn mẫu'

Nhà thơ xuất hiện trong đề thi lớp 10: 'Tôi mừng vì đề không theo khuôn mẫu'

Nhà thơ Nguyễn Phong Việt cho biết, anh cảm thấy xúc động, không phải vì bài thơ của mình được đưa vào đề thi lớp 10 của Khánh Hòa, mà vì đề đã khơi gợi được nhiều giá trị chính các bạn trẻ ngày nay đôi khi đã lãng quên.