- “Có cô đã ngoài tuổi 70 còn phải lao động, gom từng cọng rau, hạt lúa để tự nuôi sống hàng ngày. Nhưng điều khiến các cô buồn tủi hơn là tại sao cũng từng công tác trọn đời cho ngành mà mình lại phải chịu thiệt thòi lớn như vậy”.

{keywords}
Theo thời gian, chế độ chính sách cho giáo viên mầm non đang dần được chú ý hơn. Ảnh: Nguyễn Thảo

Theo thống kê của Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, tổng số giáo viên mầm non (GVMN) nghỉ công tác chưa được hưởng chế độ là 122.440 người ở 31 tỉnh/thành phố.

Trong đó, số GVMN không được hưởng chế độ do không được chuyển tiếp dạy tiểu học là khoảng 47.000 người; số GVMN không được hưởng chế độ do hoàn cảnh gia đình và các hoàn cảnh khác mà nghỉ việc là khoảng 72.000 người.

Nhiều cô giáo già phải gom từng cọng rau, hạt lúa

Bà Nguyễn Thị Ban, 69 tuổi trú tại phường Cộng Hòa, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương là một trong số những GVMN thuộc diện này. Bà dạy mầm non từ năm 1972. Trong một lần dân quân xã bắn rơi máy bay, bà đã một mình cõng bế các cháu ra nơi an toàn. Đúng lúc chuyển hết trẻ đi thì chiếc máy bay rơi đúng khu lớp mẫu giáo. Nhưng sau khi nghỉ dạy, bà không được hưởng chế độ gì.

Bà Nguyễn Thị Đoàn, 73 tuổi (huyện Tứ kỳ, tỉnh Hải Dương) là nhà giáo ưu tú, hiệu trưởng mầm non trước năm 1975, nhưng sau khi nghỉ hưu, bà cũng không có lương, không trợ cấp. Hoàn cảnh của bà không chồng, không con, ở với em gái cũng không chồng, không con, sức khỏe rất yếu. Hiện tại bà được chính quyền địa phương, các đoàn thể giúp đỡ xây cho một ngôi nhà tình nghĩa 3 gian cấp 4 để hai chị em sinh sống.

Chia sẻ tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Nhiệm - nguyên Phó trưởng Phòng GD-ĐT huyện Từ Liêm, Hà Nội – cho biết, bà vào ngành từ tháng 9 năm 1963, lúc ấy ngành học mẫu giáo đã ra đời từ sau ngày miền Bắc được giải phóng.

Thời kì này, mỗi cô giáo mẫu giáo được trả lương bằng công điểm tính ra thóc theo giá trị của từng hợp tác xã nông nghiệp, ví dụ một ngày được 5 điểm, 1 công là 10 điểm = 1 kg thóc. Như vậy một ngày 5 điểm là 0,5 kg thóc, một tháng được 15 kg thóc. Lương cả tháng của một cô mẫu giáo là 15 kg thóc. Cô vỡ lòng được hưởng lương dân lập 35đ/tháng.

Về chế độ cho giáo viên mầm non thời kỳ đó, ông Lê Văn Phớt – Chủ tịch Hội Cựu giáo chức Nghệ An nhớ lại, chỉ thị nêu rõ: việc tính công điểm cho giáo viên tùy từng Hợp tác xã trả cho họ bằng công loại cao để bảo đảm GVMN không bị sụt so với người lao động sản xuất. Nhưng trên thực tế, GVMN được nhận công điểm chỉ ở mức công điểm loại thấp đối với xã viên của Hợp tác xã.

“Mức trả công cho giáo niên mầm non dân lập trung bình vỏn vẹn 2 yến lúa, tương đương 13 kg gạo mỗi tháng, việc trả công lại theo mùa vụ nên người giáo viên phải ăn nhờ vào gia đình, cuối mùa mới được trả công một lần bằng lúa” – ông Phớt kể lại.

Ông nói, các GVMN tuổi trẻ đi dạy không đủ ăn, phải bám vào nguồn thu nhập nông nghiệp của chồng, tuổi già nghỉ việc phải nhờ cậy vào con cái.

“Có cô đã ngoài tuổi 70 còn phải lao động, gom từng cọng rau, hạt lúa để tự nuôi sống hàng ngày, ốm đau không có bảo hiểm y tế, cuộc sống vất vả. Điều lớn hơn là đời sống tinh thần, các cô luôn buồn tủi, day dứt khi từng công tác trọn đời cho ngành mà sao mình lại phải chịu thiệt thòi lớn như vậy”.

Năm 2007, Hội Cựu giáo chức Việt Nam đã cùng với 22 tỉnh khảo sát 39.181 nhà giáo đã nghỉ hưu để nắm tình hình đời sống của hội viên. Kết quả có 21,70% người có thu nhập bình quân dưới 200 nghìn đồng/ người/ tháng; có 14,12% người mắc bệnh nan y; 8,3% người mắc bệnh do hậu quả chiến tranh.

Đề xuất chính sách trợ cấp một lần  

Cục Nhà giáo nêu rõ, nhiều giáo viên vào ngành những năm 1970, sau 20-30 năm công tác không được hưởng bất cứ chế độ, chính sách nào. Đa số GVMN thời kỳ này, do yêu cầu cấp thiết của nhân dân,  được dân phát hiện, tiến cử làm GVMN, không được đào tạo bài bản, không được biên chế, dạy ở các nhà kho hoặc nhờ nhà dân, được trả công bằng thóc (những năm 1980 được trả khoảng 10 kg thóc/tháng, những năm 1990 được trả khoảng 20 kg thóc/tháng) hoặc thù lao do cha mẹ học sinh tự nguyện đóng góp (những năm 1990 được  trả thù lao khoảng 40.000- 50.000 đ/tháng), trong đó các cô giáo phải tự làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.

Trong những năm 2000,  khi Nhà nước ban hành chính sách biên chế cho Hiệu trưởng trường mầm non, do yêu cầu chuyển từ trông trẻ sang chăm sóc, giáo dục trẻ cần có sự đào tạo bài bản, cung cấp những kiến thức ban đầu về chăm sóc, giáo dục trẻ nên một số GVMN không đáp ứng được nên nghỉ công tác.

Đời sống hiện nay của hầu hết của các GVMN này đều gặp rất nhiều khó khăn. Không có lương hưu, không có chế độ BHXH, thu nhập để duy trì cuộc sống đều nhờ vào ngày công lao động phổ thông, buôn bán nhỏ lẻ; nhiều GVMN không lập gia đình hoặc gia đình ly tán; nhiều GVMN nay đã gần trăm tuổi, không có chế độ, không chỗ dựa trong cuộc sống.

Do cơ chế quản lí trong giai đoạn, thời kì khó khăn của đất nước nên hầu hết GVMN khi vào dạy học và khi nghỉ việc được UBND xã thông báo bằng miệng, không có văn bản giấy tờ.

Cục Nhà giáo đề xuất, cần phải có chế độ, chính sách đối với đối tượng GVMN này.

Nguyên tắc giải quyết chế độ, chính sách là chỉ giải quyết cho những GVMN nghỉ công tác mà chưa được hưởng bất kì chế độ, chính sách nào của Nhà nước.

Đối tượng đề nghị hưởng chế độ, chính sách phải bảo đảm có hồ sơ giấy tờ chứng minh thời gian công tác. Trường hợp GVMN không còn các giấy tờ nêu trên thì phải nộp bản khai có chứng thực của UBND cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc UBND xã/phường nơi đã tham gia dạy học.

Cục Nhà giáo và các cựu giáo chức cũng đề xuất chế độ, chính sách GVMN được hưởng theo hướng trợ cấp một lần như  chế độ, chính sách của các đối tượng cùng thời kì như cán bộ xã thời kì bao cấp, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến.

Nguyễn Thảo

Sẽ ưu tiên biên chế để tuyển giáo viên mầm non hoặc dạy môn học mới

Sẽ ưu tiên biên chế để tuyển giáo viên mầm non hoặc dạy môn học mới

Bộ GD-ĐT vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, TP trực thuộc TƯ đôn đốc thực hiện tinh giản biên chế ngành giáo dục trong thời gian tới. Theo đó, sẽ ưu tiên biên chế để tuyển giáo viên mầm non, giáo viên dạy môn học mới

Hà Tĩnh tuyển dụng hơn 400 giáo viên tiểu học và mầm non năm 2018

Hà Tĩnh tuyển dụng hơn 400 giáo viên tiểu học và mầm non năm 2018

Chủ tịch UBND tỉnh Hà vừa ký văn bản đồng ý chủ trương để các huyện, thành phố, thị xã thực hiện việc tuyển dụng 410 giáo viên mầm non, tiểu học.

Thí sinh xúng xính váy áo thi năng khiếu Sư phạm Mầm non

Thí sinh xúng xính váy áo thi năng khiếu Sư phạm Mầm non

Do đặc thù của nôi dung thi, khu vực trường thi rực rỡ sắc màu váy áo của thí sinh

Hiệu trưởng mầm non bị tố cắt xén tiền ăn của trẻ chia giáo viên

Hiệu trưởng mầm non bị tố cắt xén tiền ăn của trẻ chia giáo viên

Nữ hiệu trưởng trường mầm non ở miền Tây bị tố cắt xen tiền ăn sáng của trẻ để chia cho các giáo viên.

Phụ huynh phân trần việc đánh cô giáo mầm non thủng màng nhĩ

Phụ huynh phân trần việc đánh cô giáo mầm non thủng màng nhĩ

Cho rằng cô giáo đánh con gái mình khiến trên háng cháu có vết bầm, một phụ huynh ở Quảng Nam đã kéo người nhà lao vào đánh, đá, tát tới tấp vào mặt, hai bên má, đầu, lưng khiến cô giáo bị thủng màng nhĩ.