{keywords}
GS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội chia sẻ tại buổi lễ.

GS Nguyễn Văn Minh cho hay, đã đi theo nghề giáo thì xác định dạy học là một thiên chức đạo đức cao quý.

Song, dù thiên chức cao quý nhưng cũng lắm gian nan, và nhà giáo phải đối diện với nhiều thứ, nhiều chiều.

“Trong quan niệm xã hội có lúc chưa thật tích cực khi nhìn nhận về giáo dục, về học vấn và hệ quả là lăng kính về người thầy không như những gì thật cao đẹp. Cũng có lúc một bộ phận đánh đồng việc dạy học với kiếm sống thông thường. Hãy nhớ rằng nó không chỉ là một nghề thuần túy. Nếu như vậy, chắc chẳng có ai nguyện dành tuổi thanh xuân của mình cho trẻ nơi vùng biên ải, núi rừng, hải đảo”, thầy Minh nói.

{keywords}
 

Theo GS Minh, dạy học là thiên hướng, là tạo dựng tương lai chứ không thuần túy chỉ là làm công ăn lương.

GS Minh cho rằng, những gì đang diễn ra trong lớp học, trên giảng đường hôm nay, dù có ít ỏi chăng nữa vẫn mang tính quyết định, định hình xã hội ngày mai.  

“Không thể chối cãi rằng, đất nước nào đầu tư đúng mức cho giáo dục, người thầy được tôn trọng thì không chỉ tiến bộ trong hiện tại mà đó là nền tảng cho phát triển của tương lai. Nơi nào người thầy được tôn trọng thì ở đó xã hội văn minh. Sự bền vững muôn đời của một đất nước là từ giáo dục và cách giáo dục”.

{keywords}
 

Theo thầy Minh, giáo dục, nhất là giáo dục phổ thông cần có quan niệm đúng đắn: “Đừng để cho giáo dục chuyển một nền học vấn sang tìm kiếm việc làm một cách thuần túy. Đừng để kiến thức trở thành hàng hóa, một sản phẩm để mua bán và sử dụng. Sự tầm thường hóa này sẽ dẫn đến quan niệm lệch lạc về người thầy, về những chuẩn mực chân chính của xã hội và là gốc rễ của những suy đồi trong đạo đức. Đừng quá coi trọng kỹ năng mà quên rằng giáo dục để mỗi người tự soi sáng bản thân để tiến bộ. Nếu chỉ nhăm nhăm tập trung đào tạo nghề nghiệp để mỗi người không biết gì ngoài địa hạt của mình thì quả thật thiếu sót”.

{keywords}
 

Ông Minh nhìn nhận, giáo dục đang đổi mới và đòi hỏi rất nhiều, do đó trọng trách lớn lao đặt ra với cả thầy và trò trường sư phạm.

Muốn vượt qua, ông Minh cho rằng nhà trường phải thay đổi: “Phải tạo bước chuyển căn bản trong nhận thức về người thầy. Không thể áp những quy chuẩn hành chính thông thường đối với thầy cô mà phải coi đây là lao động đặc biệt”. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, ông Minh cũng nhắn nhủ tới các giảng viên và sinh viên sư phạm, trong mọi hoàn cảnh, hãy giữ tâm sáng, chí bền và hành động chân chính. “Vì rằng, ai sẽ là người làm thay đổi nền giáo dục, nếu không phải bắt đầu từ chúng ta”, ông Minh nói.

{keywords}
Tại buổi lễ, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cũng tổ chức trao bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các nhà giáo xuất sắc.

 

{keywords}
Các cá nhân xuất sắc được nhận giấy khen của hiệu trưởng nhà trường.

Thanh Hùng

Giáo viên mong phụ huynh giữ truyền thống 'tôn sư trọng đạo'

Giáo viên mong phụ huynh giữ truyền thống 'tôn sư trọng đạo'

Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, các thầy cô giáo đã có những chia sẻ về nghề và những mong mỏi với học sinh và phụ huynh.