"Với trách nhiệm một người quản lý tôi rất đau lòng, nhưng mong mọi người hãy nhân văn hơn với cô Châu”- ông Bùi Minh Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Long Thới, Nhà Bè, TP.HCM chia sẻ sau việc cô giáo không nói gì xảy ra tại trường.

Bao năm làm nghề giáo đây là nỗi đau lớn nhất

Tròn một tuần việc sự việc cô giáo không nói gì ở Trường THPT Long Thới, Nhà Bè, TP.HCM bị phát hiện, ông Bùi Minh Bình Hiệu trưởng thừa nhận trường phải đối diện với nhiều áp lực

Xem clip Trần Thị Minh Châu lên tiếng việc "không nói gì"

cg

 

Sau ngày thứ 6 tuần trước, Hội đồng sư phạm đã họp và mổ xẻ nguyên nhân. Câu hỏi lớn nhất là tại sao lại như vậy? Mẫu chốt vấn đề đã được giải đáp khi giáo viên chủ nhiệm tường trình “sự việc không quan trọng nên không báo lên hiệu trưởng”.

"Tôi cứ nghĩ, học sinh có việc gì sẽ báo lên chủ nhiệm. Thông thường phụ huynh cũng hay báo cho chủ nhiệm và chủ nhiệm sẽ báo lên nhà trường. Đây là một kênh thông tin hoàn hảo nhưng không ngờ chúng tôi lại vấp phải sự việc “chết người” này. Lỗi của cả một chuỗi, từ cô Châu, tới cô chủ nhiệm và cả bản thân tôi nữa”- ông Bình nhìn nhận. 

{keywords}
Ông Bùi Minh Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Long Thới

 Việc cô Châu không nói gì diễn ra trong thời gian tương đối dài, nhưng chỉ vỡ lẽ khi một học sinh không nằm trong diện được phát biểu nói ra trong buổi đối thoại với lãnh Sở GD-ĐT tuần trước. Là hiệu trưởng ông Bình rất đau lòng.

“Tuần nào sinh hoạt dưới cờ tôi cũng dặn các em, nếu có khúc mắc gì hãy trao đổi với chủ nhiệm hoặc trao đổi với tôi. Các em cứ lên phòng hiệu trưởng, tôi luôn đón tiếp. Có nhiều em đã lên và yêu cầu bảo mật thông tin. Có nhiều em lên nhưng rồi e ngại không nói. Bản thân tôi là người thân thiện nhưng chuyện này lại không hay biết. Với trách nhiệm một người quản lý tôi rất đau lòng. Bao nhiêu năm làm nghề giáo đây là nỗi đau lớn nhất tôi gặp. Một chuyện đúng ra rất nhỏ nhưng giờ lại thành chuyện lớn”- ông Bình thốt lên.

Về nguyên nhân vì sao cô giáo không nói, ông Bình cho rằng ở thời điểm này trường chưa thể đưa ra một nguyên nhân chính thức, dù trong tường trình cô giáo đã nói có nguyên nhân liên quan đến học sinh và thầy cô ở trường. Nhưng trường sẽ phải tìm hiểu thật kỹ trước khi đưa ra.

Sau sự việc, ông Bình xuống tận lớp 11A1 để ổn định học sinh. Với em Song Toàn ông Bình khẳng định “em được quyền phát biểu, còn nội dung em nói đúng hay sai thì hãy chờ kết luận. Nhà trường phải làm từng bước để sáng tỏ mọi việc”.

Mong mọi người nhân văn hơn với cô Châu

Sau sự việc, cô Châu đang trở thành trung tâm của dư luận. Chuyện cô từng bị kỷ luật ở trường cũ cũng được xới xáo lại. Dù khẳng định không quan tâm tới quá khứ của cô Châu nhưng ông Bình không hài lòng khi có nhiều thông tin “móc” lại chuyện cũ.

“Cô Châu là một giáo viên tốt nhưng rất cá tính. Ở trường cô khắt khe với học sinh nhưng có chuyên môn giỏi. Cô Châu cũng không có nhiều mỗi quan hệ với đồng nghiệp. Trong sự việc này bây giờ có nói gì thì cô Châu cũng đã sai”- ông Bình cho hay.

{keywords}
 

Ông Bình mong muốn khi nhận xét đánh giá một sự việc nào cần khách quan hơn. Hiện nay cô Châu đã nhận sai nhưng hãy nhân văn hơn với cô ấy.

“Cô Châu đã nhận sai nhưng nếu được hãy để ngành giáo dục xử lý. Mong mọi người đừng dùng những câu từ nặng nề áp đặt. Ai chưa từng kỷ bị luật thì chưa hiểu rõ nhưng kỷ luật chứ không phải buộc thôi việc. Tại sao trước đây cô Châu bị kỷ luật vẫn có người giang tay đón nhận mà mình lại chửi bới họ. Mong mọi người nhân văn hơn với Châu. Cô Châu đang rất sợ”- ông Bình nhắn gửi.

Ông Bình cũng mong cô Châu hãy nhận lỗi, tự kiểm điểm bản thân mình và bớt cá tính đi, để mỗi quan hệ cô trò được hài hòa hơn.

Trong khi đó, cô Đặng Thị Thanh Bình, Phó hiệu trưởng cho biết cô Châu không phải là người chơi rộng rãi nhưng có chuyên môn tốt.

Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết lúc xem video em Toàn phát biểu cô đã khóc.

“Tôi không nghĩ sự việc lại như vậy. Không phải chúng tôi sợ trách nhiệm vì trách nhiệm là đương nhiên nhưng mình thấy học sinh của mình bị thiệt thòi quá. Bài học mà chúng tôi rút ra sau sự việc này là tất cả các giáo viên hãy san sẻ với nhau. Giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn hãy gắn kết với nhau hơn nữa để không còn tái hiện việc này một lần nào”.

Lê Huyền

Cô giáo lần đầu lên tiếng việc "không nói gì" với học sinh

Cô giáo lần đầu lên tiếng việc "không nói gì" với học sinh

Cô Trần Thị Minh Châu, giáo viên Trường THPT Long Thới thừa nhận không giảng bài từ đầu Tết tới nay chứ không phải một học kỳ như học sinh phản ánh

Cô giáo Sài Gòn đã "không nói hơn 3 tháng"

Cô giáo Sài Gòn đã "không nói hơn 3 tháng"

Ông Bùi Minh Bình, hiệu trưởng THPT Long Thới (huyện Nhà Bè, TP HCM) cho biết qua xác minh cô C- người bị học trò phản ánh trong cuộc đối thoại với Sở GD-ĐT đã không nói từ cuối học kỳ 1 tới nay (hơn 3 tháng)

Sở Giáo dục tìm hiểu về giáo viên "không nói gì" với học sinh

Sở Giáo dục tìm hiểu về giáo viên "không nói gì" với học sinh

Chiều nay (ngày 27/3), lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM tìm hiểu thông tin về giáo viên bị học sinh phản ánh nói "không nói gì" trong một học kỳ tại buổi đối thoại giữa học sinh với lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM tuần qua.