Thông tư này hướng dẫn thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục công lập, gồm: trách nhiệm của người đứng đầu, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người lao động và người học; những việc phải công khai để nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người lao động và người học biết, được bàn và tham gia ý kiến trước khi Hiệu trưởng quyết định;...

Thông tư sẽ áp dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông; trường chuyên biệt; cơ sở giáo dục thường xuyên; trường trung cấp và cao đẳng sư phạm; cơ sở giáo dục đại học nhằm phát huy quyền làm chủ của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người lao động, người học và nâng cao trách nhiệm của Hiệu trưởng. Tăng cường nề nếp, kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động của cơ sở giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo; phòng chống các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, quan liêu, cửa quyền, hách dịch nhân dân.

{keywords}
Hiệu trưởng phải đi đầu việc chống cửa quyền, trù dập trong nhà trường. Ảnh minh họa: Thanh Hùng

Theo đó, trách nhiệm của Hiệu trưởng là thực hiện dân chủ, công khai trong quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở giáo dục; trong quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chế độ, chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người lao động và người học theo quy định của pháp luật.

Hiệu trưởng có trách nhiệm lắng nghe ý kiến phản ánh, phê bình của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người lao động và người học. Khi nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người lao động, người học đăng ký được gặp và có nội dung, lý do cụ thể phải bố trí thời gian thích hợp để gặp và trao đổi.

Chỉ đạo việc cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin, tài liệu, cách thức tổ chức thực hiện, trách nhiệm thực hiện và giải trình những nội dung công việc trong cơ sở giáo dục. 

Chỉ đạo, xem xét, xử lý kịp thời các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người lao động, người học.

Cùng đó, chỉ đạo, xem xét, xử lý kịp thời người có hành vi cản trở việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục và người có hành vi trả thù, trù dập nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người lao động và người học, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị theo quy định của pháp luật.

Hiệu trưởng phải gương mẫu, đi đầu trong việc đấu tranh phòng chống những biểu hiện cửa quyền, sách nhiễu, thành kiến, trù dập, giấu giếm, bưng bít, làm sai lệch sự thật, làm trái nguyên tắc và những biểu hiện không dân chủ khác trong cơ sở giáo dục.

Phối hợp với Công đoàn cơ sở giáo dục tổ chức hội nghị viên chức, người lao động của cơ sở giáo dục mỗi năm một lần vào đầu năm học theo quy định.

Dự thảo thông tư cũng đưa ra các trách nhiệm của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và người lao động. Theo đó, các đối tượng này có trách nhiệm nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế làm việc của cơ sở giáo dục; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện các quy định về nghĩa vụ, đạo đức nhà giáo, quy tắc ứng xử, nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp.

Cùng đó, đóng góp ý kiến trong hoạt động của cơ sở giáo dục; ý kiến đối với Hiệu trưởng để xây dựng nội bộ cơ sở giáo dục trong sạch, vững mạnh. Các ý kiến đề xuất nếu  khác với ý kiến của người phụ trách trực tiếp thì vẫn phải chấp hành sự chỉ đạo và hướng dẫn của người phụ trách trực tiếp, đồng thời có quyền bảo lưu ý kiến và báo cáo cấp có thẩm quyền.

Việc đối thoại tại cơ sở giáo dục phải được thực hiện định kỳ ít nhất mỗi năm học một lần hoặc khi một bên có yêu cầu. Đối thoại tại cơ sở giáo dục được thực hiện thông qua việc trao đổi trực tiếp giữa nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người lao động, người học với Hiệu trưởng hoặc giữa đại diện tập thể lao động, đại diện người học với Hiệu trưởng.

Bộ GD-ĐT sẽ xin ý kiến góp ý của dư luận cho dự thảo đến hết ngày 11/01/2020.

Thanh Hùng

Cô giáo đánh học sinh từng tố cáo hiệu trưởng về thu chi, dân chủ

Cô giáo đánh học sinh từng tố cáo hiệu trưởng về thu chi, dân chủ

 Cô giáo đánh học sinh ở Trường Tiểu học Phan Chu Trinh từng tố cáo hiệu trưởng với 2 nội dung được cho là đúng và 4 nội dung "sai".