Đó là chia sẻ của Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tới tập thể cán bộ, giáo viên, học viên tại lễ kỷ niệm 55 năm thành lập Học viện Báo chí và Tuyên truyền (1962 - 2017) diễn ra sáng 2/4.

Ngày 2/4, rất đông các thế hệ thầy trò đã cùng nhau quy tụ và gặp mặt tại lễ kỷ niệm 55 năm thành lập Học viện Báo chí và Tuyên truyền (1962 - 2017).

{keywords}

Tại buổi lễ, ông Trương Ngọc Nam, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã điểm lại những cột mốc lịch sử và thành tích đạt được trong suốt 55 năm xây dựng và trưởng thành của Học viện. Đồng thời, ông Nam nêu lên một số bài học kinh nghiệm góp phần định hướng cho sự phát triển của Học viện trong thời gian tới.

Dự buổi lễ, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam gửi lời chúc mừng, biểu dương và đánh giá cao những thành tích mà thầy và trò Học viện đạt được.

{keywords}

Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam

Phó Chủ tịch nước chia sẻ: “Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, dù bất cứ giai đoạn nào cũng phải có một đội ngũ cán bộ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng, đội ngũ báo chí có trình độ chuyên môn giỏi, có đạo đức và tài năng, một lòng phụng sự Tổ quốc và nhân dân. Trong đó, Học viện Báo chí và Tuyên truyền là một địa chỉ tin cậy để đào tạo ra những cán bộ như thế”.

Do đó, bà Thịnh bày tỏ các thầy cô giáo và các học viên của Học viện có sứ mệnh là những người tiên phong trong việc tuyên truyền, động viên thế hệ trẻ và toàn xã hội phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, luôn nung nấu khát vọng và ý chí quyết tâm đưa đất nước phát triển.

Bà Thịnh cũng hy vọng Học viện sẽ tiếp tục đào tạo ra đội ngũ nhà giáo, nhà báo, cán bộ phóng viên, biên tập viên, cán bộ tuyên tuyền tư tưởng văn hóa lý luận chính trị có phẩm chất chính trị, có bản lĩnh, tâm trong sáng...  

{keywords}

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tặng Học viện bức ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tính đến nay, Học viện Báo chí và Tuyên truyền có 320 cán bộ giảng dạy, nghiên cứu trong đó nhiều người được đào tạo ở các trường danh tiếng ở nước ngoài. Đội ngũ cán bộ khoa học ngày càng được trẻ hóa và tăng cường cả về số và chất lượng.

{keywords}

Ông Trương Ngọc Nam, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền tại lễ kỷ niệm

Quy mô đào tạo của Học viện mỗi năm hơn 2.000 sinh viên ĐH chính quy tập trung, gần 2000 sinh viên diện vừa làm vừa học, hơn 500 học viên cao học và hơn 50 tiến sĩ. Ngoài ra, Học viện còn bồi dưỡng hàng trăm cán bộ tuyên giáo, cán bộ, phóng viên, biên tập viên cho các cơ quan báo chí, xuất bản...

Từ chỗ chỉ có 2 khoa khi mới thành lập, đến nay Học viện có 18 khoa, đào tạo 32 chuyên ngành (trong đó có 1 chuyên ngành liên kết quốc tế, 3 chuyên ngành chất lượng cao); 19 chuyên ngành đào tạo cao học; 4 ngành đào tạo tiến sĩ, trong đó có những ngành, chuyên ngành đào tạo đầu tiên hoặc duy nhất Việt Nam...

Dưới đây là hình ảnh thầy và trò, các cựu học viên của Học viện trong lễ kỷ niệm.

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

Thanh Hùng