Buổi lễ sự tham dự của Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng; Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cùng lãnh đạo các ban, bộ, ngành.

{keywords}
Ông Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư và ông Phan Đình Trạc, Trưởng ban Nội chính Trung ương.

Cách đây 40 năm, ngày 10/11 năm 1979, Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng đã ký quyết định thành lập Trường ĐH Pháp lý Hà Nội (nay là Trường ĐH Luật Hà Nội) trên cơ sở hợp nhất Khoa Pháp lý của Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội (cũ) và Trường CĐ Pháp lý, trực thuộc sự quản lý của Ủy ban Pháp chế của Chính phủ.

{keywords}
 

Từ cơ cấu tổ chức khiêm tốn ban đầu với 67 cán bộ biên chế, đến nay trường đã có tổng biên chế hơn 400 người, có 308 giảng viên (trong đó có 4 GS, 38 PGS và 81 TS luật), là cơ sở có nhiều giảng viên có trình độ tiến sĩ và học hàm nhất trong số các cơ sở đào tạo luật của cả nước.

{keywords}

Các đại biểu tham dự buổi lễ.

Những năm đầu thành lập, quy mô đào tạo của Trường đại học pháp lý Hà Nội chỉ vào khoảng hơn 1000 sinh viên, học viên thuộc các hệ trung cấp, cao đẳng và đại học. Đến nay, quy mô đào tạo của trường hơn 15.000 sinh viên thuộc tất cả các hệ đào tạo. Trường ĐH Luật Hà Nội là cơ sở đào tạo luật duy nhất có đầy đủ các chuyên ngành đào tạo luật ở bậc cao học và nghiên cứu sinh.

{keywords}
Ông Trần Quang Huy, Phó hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Luật Hà Nội chia sẻ các kết quả đạt được của nhà trường.

Ở trình độ cử nhân, từ một chuyên ngành đào tạo luật, đến nay trường đã có 6 chương trình đào tạo, gồm chương trình đạo tạo Ngành Luật, Ngành luật chất lượng cao, Ngành Luật kinh tế, Ngành Luật thương mại quốc tế, Ngành ngôn ngữ anh, Ngành luật cho cán bộ pháp chế bộ ngành.

Mới đây, Trường ĐH Luật Hà Nội đã chủ trì sáng lập và đứng đầu mạng lưới các cơ sở đào tạo luật trong cả nước. Năm 2019, trường được bầu làm Chủ tịch diễn đàn tư pháp hình sự Châu Á.

Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình chúc mừng, ghi nhận và biểu dương những kết quả tích cực và đóng góp to lớn của trường trong công tác đào tạo cán bộ về pháp luật cho đất nước, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về số lượng, chất lượng, năng lực của đội ngũ cán bộ pháp luật.

Trong 40 năm hình thành và phát triển, Trường ĐH Luật Hà Nội đã đào tạo ra hàng trăm nghìn lượt cán bộ pháp lý của cả nước. Các thế hệ học viên, sinh viên tốt nghiệp các hệ đào tạo của trường hiện đang công tác và có nhiều đóng góp trong các lĩnh vực pháp luật và tư pháp của cả nước. Nhiều cựu học viên, sinh viên hiện giữ trọng trách trong các cơ quan của Đảng và Nhà nước, trong đó gần 80 đại biểu Quốc hội khóa 14 là nguyên giảng viên, cựu học viên, sinh viên của trường.

{keywords}
 

Với những thành tựu đạt được, trường đã vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương độc lập hạng Nhì năm 2014, Huân chương Lao động hạng Nhất lần 1 năm 1994 cùng các Bằng khen của Thủ tưởng Chính phủ nhiều năm.

Năm nay nhân kỷ niệm 40 năm ngày truyền thống, trường tiếp tục vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng nhất.

{keywords}
Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho Trường ĐH Luật Hà Nội. Đây là lần thứ 2 trường nhận được huân chương này. 

Trong giai đoạn phát triển mới, hợp tác, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Phó thủ tướng lưu ý Trường ĐH Luật Hà Nội cần xác định rõ chiến lược, vị trí, vai trò là cơ sở đào tạo, nghiên cứu cơ bản về pháp luật hàng đầu ở Việt Nam.

{keywords}
 

Cùng đó, trường cần tiếp tục chú trọng ưu tiên, giữ vững và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. "Vị thế của trường đại học không chỉ đo bằng quy mô số lượng, mà trước hết được đo bằng chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trường cần có biện pháp tăng cường kiểm soát toàn bộ quá trình đào tạo, kiểm soát chất lượng đầu ra, đảm bảo mỗi sinh viên khi tốt nghiệp phải đạt chuẩn”, Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình nói.

{keywords}
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trao tặng bằng khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu đóng góp vào quá trình xây dựng và phát triển Trường ĐH Luật Hà Nội. 

Bên cạnh đó, trường cần tiếp tục khẳng định và giữ vai trò tiên phong trong việc nghiên cứu và phát triển khoa học pháp lý, hình thành trường phái nghiên cứu khoa học pháp lý với thế mạnh sẵn có.

{keywords}
 

Phó thủ tướng cũng đề nghị Bộ Tư pháp, Bộ GD-ĐT và các bộ, ngành, địa phương có liên quan cần chuẩn bị cho việc tổng kết triển khai thực hiện Đề án tổng thể xây dựng Trường ĐH Luật Hà Nội và Trường ĐH Luật TP.HCM thành các trường đào tạo trọng điểm cán bộ về pháp luật vào năm 2020.

Thanh Hùng

Thi pháp luật học đường có cơ hội được ưu tiên xét tuyển ĐH Luật

Thi pháp luật học đường có cơ hội được ưu tiên xét tuyển ĐH Luật

- Tối 8/11, tại Hà Nội đã diễn ra lễ phát động Cuộc thi trực tuyến toàn quốc “Pháp luật học đường”. Đây là sự kiện hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2019.