- Đề xuất "giải thể phòng giáo dục" để tinh giản biên chế và tăng lương cho nhà giáo vừa được một tờ báo khởi xướng.

"Biên chế phình to"

Ý tưởng này được nêu trên báo Giáo dục Việt Nam, từ một người được cho là giáo viên có tên Bùi Nam.

Tinh giản biên chế là một trong những mục tiêu quan trọng đã được nêu rõ trong Nghị quyết số 19 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa 12. Cụ thể là phải tinh giản ít nhất 10% biên chế trong sự nghiệp công lập, trong đó có ngành giáo dục.

Theo số liệu thống kê, ngân sách chi lương cho ngành giáo dục chiếm đến 70% tổng quỹ lương khối sự nghiệp công lập. Ngành giáo dục chiếm 52% biên chế sự nghiệp cả nước (1,2 triệu trong tổng số 2,3 triệu người).

Hiện nay, lực lượng cán bộ quản lý trên số giáo viên đứng lớp chỉ tính riêng từ mầm non đến trung học phổ thông (bao gồm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và cán bộ phòng, sở GD-ĐT) là khá lớn.

Cụ thể, bậc mầm non là 35.833/ 132.294 viên chức, chiếm tỉ lệ 27,08%. Ở bậc tiểu học, con số này là 35.010/ 363.249, chiếm tỉ lệ 9,64%. Bậc trung học cơ sở là 24.627/ 207.085, chiếm tỉ lệ 11,9%. Bậc trung học phổ thông là 8.351/ 119.826 chiếm tỉ lệ gần 7%.

Nếu tính chung trên cả nước, tổng số cán bộ quản lý từ mầm non đến trung học phổ thông là 103.821/ 822.454 viên chức, chiếm 12,6%.

"Con số này làm tăng thêm sự ngột ngạt cho bức tranh biên chế ngày càng phình to. Do vậy, dù tăng lương cho giáo viên như dự thảo Luật Giáo dục đề xuất là rất cần thiết, nhưng khó làm được khi lực lượng biên chế ngành quá nhiều. Trong khi đó, nhiều cán bộ quản lý làm việc không hiệu quả, dư thừa" - bài viết nhìn nhận.

Lý do đưa ra như sau: Chức năng phòng GD-ĐT là quản lý tại các trường từ mầm non đến THCS. Khi thực hiện dự toán ngân sách, Nhà nước đã giao ngân sách chuyển vào tài khoản của trường tại Kho bạc cấp huyện và giao cho hiệu trưởng các trường là chủ tài khoản. Thế nhưng, nhiều vị trưởng phòng GD-ĐT yêu cầu phải có chữ ký của họ mới chuyển tiền.

Điều này làm hạn chế quyền tự chủ của các đơn vị, kìm hãm sự cố gắng, phấn đấu trong công tác của hiệu trưởng các trường. Nhiều hiệu trưởng cảm thấy mình không có quyền hành nên không cố gắng, khi xảy ra sai phạm cũng không dám chịu trách nhiệm mà đùn đẩy cho cấp trên hay chối bỏ.

Do đó, nên mạnh dạn giao quyền tự chủ cả về chuyên môn, tài chính và các quyết định khác cho hiệu trưởng, để họ có đầy đủ quyền hạn, chức năng nhiệm vụ.

Như vậy, phòng GD-ĐT chỉ còn thực hiện nhiệm vụ giao việc và tổ chức các kỳ thi. Nhưng với ứng dụng công nghệ thông tin, đầu mối quản lý về chuyên môn, kể cả tổ chức các kỳ thi, nên giao cho sở GD-ĐT. Vì vậy, phòng GD-ĐT đã không còn phù hợp.

Giáo viên này đưa ra phép tính: Mỗi phòng GD-ĐT hiện nay có trung bình khoảng trên dưới 10 người, gồm 1 trưởng phòng, 2 phó phòng, tổ chức, kiểm tra, chuyên môn, kế toán…, chưa tính lực lượng giáo viên biệt phái ở các trường về công tác.

Cả nước có 659 đơn vị hành chính cấp huyện, sau khi giải tán phòng GD-ĐT có thể bố trí số cán bộ trên về các trường, nếu không đáp ứng công việc có thể tinh giản biên chế. Điều này sẽ góp một phần đáng kể vào việc tinh giản biên chế sự nghiệp công lập, nhất là đối với ngành giáo dục trong cả nước.

Vẫn rất cần thiết?

Trước đề xuất nói trên, nhiều giáo viên, cán bộ quản lý vẫn cho rằng trên thực tế phòng GD-ĐT dù nhiều hạn chế nhưng cũng có vai trò nhất định. Vì vậy, đề xuất trên là một ý tưởng “nghe” tưởng chừng hợp lý nhưng khó khả thi.

Theo anh Phạm Sơn, một giáo viên tại TP.HCM, hiện nay hệ thống các trường từ mầm non đến bậc THCS là rất lớn. Không có bộ phận quản lý sẽ khó khăn trong việc triển khai hoạt động và kiểm soát chất lượng của các cơ sở này. Nếu giải tán phòng GD-ĐT, việc quản lý hệ thống giáo dục sẽ tập trung vào một đầu mối là sở GD-ĐT là khó khả thi.

“Hệ thống quản lý hành chính đã được xây dựng và duy trì từ trước, vậy nếu cải cách nên thực hiện theo hướng làm tốt hơn những gì đang vận hành và chuyển dịch dần mô hình giảm bớt cho phù hợp, chứ không phải đùng cái là cắt ngay" - anh Sơn nhìn nhận và cho rằng trong giáo dục, có rất nhiều vấn đề cần triển khai đổi mới, nhưng việc liên quan đến chương trình học, cách tổ chức dạy - học là điều cấp thiết.

"Các vấn đề khác nên cải thiện từng bước và thực tế hơn. Hiện nay, nhiều quy định của Nhà nước đã cởi trói cho các hoạt động của cơ quan quản lý theo hướng phục vụ, vấn đề còn lại là con người và tư duy” - anh Sơn bày tỏ.

Quan điểm của bà Võ Ngọc Thu, nguyên Trưởng phòng GD-ĐT quận 5, TP.HCM, là "có phòng giáo dục vẫn hay hơn là không". Theo bà Thu, đề xuất giải tán phòng GD-ĐT có thể do nhất thời giáo viên cảm thấy bị ràng buộc. 

"Về bộ máy nhân sự, phòng GD-ĐT như một bộ phận thu nhỏ của sở GD-ĐT. Nếu giải tán đơn vị này, sở GD-ĐT sẽ phải “đẻ” thêm người để quản lý. Như vậy, cuối cùng số lượng nhân sự lại quay về như cũ" - bà Thu bình luận.

Theo bà Thu, hiện tại sở GD-ĐT quản lý bậc THPT còn phòng GD-ĐT quản lý mầm non, tiểu học, THCS, do đó không có sự chồng chéo trong quản lý ở các cơ quan.

Còn đối với công tác thi cử, đề thi dù được chuyển trực tiếp cho các trường nhưng phòng GD-ĐT cũng có một bộ phận đi kiểm tra giám sát. Nếu giao nhiệm vụ này cho sở GD-ĐT, mỗi kỳ thi sở phải “bao” thêm người để đi kiểm tra. Bộ phận này của sở sẽ không thấy được những sơ sót tức thời do không sát thực tế địa bàn.

Tuy nhiên, bà Thu cũng cho rằng các phòng GD-ĐT nên xem lại với vai trò quản lý, phòng đã hỗ trợ tốt cho các trường chưa? Hay đâu đó, một số phòng GD-ĐT trở thành rào cản, gây khó khăn, tạo sức ép cho các trường?

“Nhà nước nên coi lại chế độ phụ cấp cho phòng GD-ĐT, để những cá nhân làm ở đây không bị thiệt thòi. Khi đó, họ sẽ làm việc bằng tâm huyết, không gây khó dễ cho các trường. Mặt khác, một người làm ở phòng giáo dục thường đã từng làm việc ở các trường, đã có thời gian bị áp lực, vì vậy phải hiểu, đồng cảm, chia sẻ, cùng giảm bớt gánh nặng cho các trường” - bà Thu đưa ý kiến.

Tuệ Minh

Bữa bán trú “nghèo nàn”: Phòng Giáo dục nói gì?

Bữa bán trú “nghèo nàn”: Phòng Giáo dục nói gì?

Trước thông tin phụ huynh phản ánh Trường Tiểu học Nam Trung Yên (Hà Nội) cho trẻ ăn bán trú quá đạm bạc, Phòng GD-ĐT quận Cầu Giấy đã kiểm tra, xác minh làm rõ sự việc.

Chi sai chục tỷ đồng, trưởng phòng giáo dục bị chuyển làm chuyên viên

Chi sai chục tỷ đồng, trưởng phòng giáo dục bị chuyển làm chuyên viên

Chi sai cả chục tỷ đồng, Trưởng phòng GDĐT huyện Ia Grai (Gia Lai) bị kỷ luật, điều chuyển về làm chuyên viên Phòng Dân tộc huyện.

Phó Phòng Giáo dục kiêm nhiệm Hiệu trưởng Nam Trung Yên

Phó Phòng Giáo dục kiêm nhiệm Hiệu trưởng Nam Trung Yên

Tại cuộc họp sáng ngày 21/2, hội đồng kỷ luật UBND Quận Cầu Giấy đã công bố quyết định kỷ luật và bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo ở Trường Tiểu học Nam Trung Yên sau vụ tai nạn xảy ra với cháu Trần Chí Kiên ở trường này.

Chuyển hiệu trưởng bị kỷ luật cảnh cáo lên phòng giáo dục

Chuyển hiệu trưởng bị kỷ luật cảnh cáo lên phòng giáo dục

Vị hiệu trưởng Trường mần non Hưng Thắng (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) bị kỷ luật cảnh cáo vì lạm thu các khoản trái quy định, vừa được chuyển lên công tác tại phòng giáo dục.

Làm lộ đề thi, cựu Trưởng phòng giáo dục hầu tòa

Được phân công làm phó Chủ tịch hội đồng thi tuyển, cựu Trưởng phòng giáo dục làm lộ đề thi và đáp án nên phải ra tòa.

Từ chối ghế bí thư phường, trưởng phòng Giáo dục làm chuyên viên

Hôm nay, thông tin từ Sở GD&ĐT Nghệ An cho biết, đơn vị này vừa tiếp nhận, bố trí cho ông Nguyễn Văn Tuân nguyên Trưởng Phòng GD&ĐT TX.Cửa Lò về làm chuyên viên văn phòng sở này.

Lãnh đạo Quận 12 nói về việc giáng chức Trưởng phòng giáo dục

Lãnh đạo Quận 12 nói về việc giáng chức Trưởng phòng giáo dục

Vừa qua, quyết định giáng chức ông Trần Trung Hiếu, Trưởng phòng GD-ĐT Quận 12, đã gây dư luận trong giáo giới