Nội dung chia sẻ từ các chuyên gia và đại diện các tổ chức giáo dục trong chương trình mang đến một bức tranh toàn cảnh về giáo dục Phần Lan - nền giáo dục hiện đại và ưu việt nhất cả trên phương diện lý thuyết lẫn thực hành.

Bà Phạm Thị Lam, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hệ thống giáo dục Tân Thời Đại cho hay, trong rất nhiều năm bà thuộc nhóm các giáo viên nghiêm khắc và lạnh lùng. Bởi bản thân bà được đào tạo trong một môi trường của những cuộc đua thành tích.

"Tôi thấy ở nhiều nơi đối xử với trẻ em một cách quá tệ. Điều đó không chỉ đến từ giáo viên mà từ ngay chính tư tưởng của phụ huynh. Bố mẹ cũng chỉ cần biết khi đón con về thấy sạch là được. Có khi cả ngày chẳng thơm, chẳng sạch, nhưng khi đón con thấy sạch thơm là phụ huynh vừa ý. Camera như thế nào đi chăng nữa rồi cũng có góc khuất và bố mẹ không thể giám sát đủ thời gian con ở trên lớp" - bà Lam nói.

{keywords}
Bà Phạm Thị Lam 

Khi biết đến giáo dục Phần Lan, bà được tiếp cận quan điểm “mọi đứa trẻ đều khác biệt và tất cả đều có quyền học những điều chúng cần trong cuộc sống”. 

“Một trong những lý do mà chúng tôi chọn giáo dục Phần Lan ngoài triết lý là việc coi giáo viên là linh hồn của lớp học và chú trọng đến việc đào tạo giáo viên”, bà Lam nói.

{keywords}
Ông Kari Kahiluoto - Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam: “Thành công của giáo dục Phần Lan nhờ tôn trọng vị trí giáo viên”

Ông Kari Kahiluoto - Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam cho hay, Phần Lan đạt được sự phát triển như hiện nay là nhờ vào giáo dục.

Sự khác biệt và cũng chính là điểm thành công của Phần Lan chính là vị trí của người giáo viên. Bởi người giáo viên ở Phần Lan rất được tôn trọng và đặc biệt được trả lương rất cao.

“Đó là một trong những ngành nghề đầu tiên và hàng đầu mà mọi người đều mong muốn được làm, bởi được trả lương cao”, ông nói.

Trình độ giáo viên của Phần Lan tối thiểu là đại học, thông thường là trình độ thạc sĩ. “Với việc trình độ giáo viên cao, họ cũng được trả lương cao và được xã hội rất tôn trọng là chìa khóa để giáo dục Phần Lan thành công”, đại sứ Phần Lan nhấn mạnh.

Ông Kari Kahiluoto cho rằng, ở Việt Nam hiện nay, hầu hết mọi người đang chú trọng vào bậc giáo dục phổ thông và mầm non. Ông rất mong muốn thời gian tới 2 nước có thể hợp tác hơn nữa về giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề. “Phần Lan chúng tôi rất mạnh ở lĩnh vực này nhưng sự hợp tác về điều này chưa được thể hiện rõ ở Việt Nam. Hy vọng thời gian tới sẽ hợp tác hơn nữa”, ông Kari Kahiluoto nói.

Hải Nguyên

Bộ GD-ĐT lý giải chuyện 'xếp hạng đạo đức giáo viên'

Bộ GD-ĐT lý giải chuyện 'xếp hạng đạo đức giáo viên'

Đại diện Bộ GD-ĐT đã có lý giải về việc ở từng hạng giáo viên trong chùm thông tư mới về bổ nhiệm, xếp hạng lại có riêng tiêu chí riêng về đạo đức nghề nghiệp.