Vị này cho hay, trong đăng ký và được duyệt của Học viện thì ông Lê Hoàng Anh Tuấn trong danh sách giảng viên thỉnh giảng bộ môn Công chúng báo chí. Vị đại diện này khẳng định giảng viên thỉnh giảng một bộ môn nào đó là có thể được mời dạy 1 hoặc 2 tiết trong bộ môn đó.

{keywords}
International Press Card - Thẻ Nhà báo Quốc tế có hiệu lực trong năm 2018 của Nhà báo Quốc tế, Thạc sĩ Luật học Lê Hoàng Anh Tuấn

Vị đại diện này thông tin việc bổ sung giảng viên thỉnh giảng của Học viện được thực hiện hàng năm và làm rất khắt khe, cẩn trọng. Hiện tại, trong hồ sơ đang lưu ở Ban tổ chức cán bộ của Học viện, trong lý lịch của ông Lê Hoàng Anh Tuấn có giấy tờ chứng minh nguồn gốc của tạp chí đó, đồng thời có thẻ Phó tổng biên tập phụ trách và có xác nhận của Lãnh sự quán Việt Nam tại Cộng hòa Séc.

Một Phó tổng biên tập phụ trách của một tạp chí lại được cấp phép ở tại Công hòa Séc, lại được 19 Bộ châu Âu kiểm soát nội dung của tạp chí này nên Viện báo chí đề xuất Học viện duyệt trong danh sách giảng viên thỉnh giảng. Vị này cũng nói rõ, trong danh sách giảng viên thỉnh giảng của trường thì có thể trường sẽ mời hoặc không mời thỉnh giảng. Nếu mời cũng tùy từng nội dung chứ không phải giảng thường xuyên như giảng viên chính thức.

Khi tiếp nhận làm giảng viên thỉnh giảng, vị đại diện này cho biết, Học viện không gửi công văn xin xác minh lại đến Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Cộng hòa Séc. “Vì chúng tôi tin vào những giấy tờ mà ông Lê Hoàng Anh Tuấn đưa ra. Thật ra, một Tổng biên tập đến trao đổi chuyên môn là chuyện bình thường ở một trường báo chí. Vì vậy, ông Tuấn phải chịu trách nhiệm về giá trị của những giấy tờ mà ông ấy đưa ra” - vị đại diện của Viện Báo chí nói.

Vị này cũng cho hay, với vai trò là giảng viên thỉnh giảng, ông Lê Hoàng Anh Tuấn chỉ dạy 1 tiết về đặc điểm của công chúng châu Âu. Khi giảng dạy, nội dung mà các giảng viên thỉnh giảng đưa ra nói chung và ông Tuấn nói riêng đều được trưởng Bộ môn kiểm duyệt.

Theo vị đại diện của Viện Báo chí, dạy về lý luận hay môn phụ, Học viện đều mời các giảng viên là Tổng biên tập, các nhà báo từng là cựu sinh viên của trường, tức là có một độ tin cậy nhất định. Trường hợp ông Lê Hoàng Anh Tuấn này phải nói rõ là một sự không may.

“Kết quả thanh tra như nào thì ông Lê Hoàng Anh Tuấn phải chịu trách nhiệm. Còn lại, việc ông Tuấn có tên trong danh sách giảng viên thỉnh giảng và chỉ giảng dạy 1 tiết về công chúng châu Âu là không ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Chỉ cần lăn tăn một chút về tư cách thôi là trường xóa tên trong danh sách giảng viên thỉnh giảng ngay lập tức” - vị đại diện Viện Báo chí khẳng định. Vị đại diện này cũng cho hay, hôm nay (7/5), phía Học viện sẽ có giải trình về việc này.

Xác nhận với Tiền Phong, Ban đào tạo của Học viện Báo chí và Tuyên truyền khẳng định trong danh sách những người tham gia lớp tập huấn nghiệp vụ báo chí của Học viện hồi tháng 3- 5/2018 có tên học viên Lê Hoàng Anh Tuấn, sinh năm 1979, quê Nghệ An.

Để có thông tin hai chiều về trường hợp người tự nhận là “Nhà báo quốc tế” Lê Hoàng Anh Tuấn, tối 6/5, PV liên lạc với số máy điện thoại được cho là của ông Tuấn (số máy này được Hiệu trưởng Trường THPT Nghi Lộc 3, cô giáo Phạm Thị Tuyết Mai cung cấp) nhưng không có ai bắt máy.

Theo Nghiêm Huê/ Báo Tiền phong

Hơn 1.200 học sinh nghỉ học đón "nhà báo lộng danh"

Hơn 1.200 học sinh nghỉ học đón "nhà báo lộng danh"

Theo lãnh đạo Trường THPT Nghi Lộc III, hôm đón "nhà báo quốc tế, thạc sĩ luật học, tiến sĩ" Lê Hoàng Anh Tuấn, ngoài sự tham dự của nhiều quan khách, lãnh đạo nhà trường còn có sự tham dự của 1.200 em học sinh.