- Tôi là người rất ít khi quát mắng và miệt thị học sinh. Nhưng những tiết học vẫn thực sự trở nên nặng nề bởi chỉ cần tôi đưa mắt nhìn, học trò sẽ cúi gằm mặt xuống.

Tôi luôn tự hào vì mình có thứ vũ khí lợi hại chính là đôi mắt. Từ nhỏ, em trai tôi đã sợ chị hơn sợ mẹ cũng vì lý do này. Do vậy, tôi luôn nghĩ rằng, nhờ “vũ khí” ấy mà em trai mình đã thay đổi. Tại sao tôi không tiếp tục sử dụng nó trong quá trình dạy dỗ học trò?

Tôi là người rất ít khi quát mắng và miệt thị học sinh. Nhưng những tiết học vẫn thực sự trở nên nặng nề bởi chỉ cần tôi đưa mắt nhìn, học trò sẽ cúi gằm mặt xuống. Tôi dần thường xuyên hơn trong việc cáu gắt, thậm chí áp dụng cả những hình thức xử phạt trong tiết học.

Giờ học của tôi vì thế càng trở nên căng thẳng. Trong mỗi buổi sinh hoạt lớp, học sinh thường khóc lóc, đấu tố nhau khiến không khí chùng xuống. Tôi cảm thấy đây là sự thất bại trong giáo dục mặc dù mình rất tâm huyết với nghề.

{keywords}

Cô giáo Nguyễn Thị Hiền Lương – Giáo viên Trường THCS Thăng Long, Hà Nội chia sẻ cảm xúc của mình tại một hội thảo ngày 20/12. Ảnh: Thuý Nga

Tôi mệt mỏi và chán nản. Tôi không biết chia sẻ điều này với ai, kể cả với những người thân yêu nhất.

Tôi nhớ lại thời điểm mình đăng ký vào ngành sư phạm. Bố mẹ tôi đã ngăn cản rất quyết liệt. Thậm chí, khi chẳng thể cản ngăn, mẹ tôi đã mặc kệ rằng: “Sau này có khổ thì cấm mở miệng ra kêu”.

Vì thế, nhiều lúc áp lực vô cùng, tôi chỉ muốn tìm đến mẹ để chia sẻ nhưng tôi lại sợ mẹ trách phạt vì “Ai bảo ngày xưa tao đã khuyên ngăn rồi mà mày vẫn tự ý đăng ký vào sư phạm”. Quả thực đến giờ, tôi mới thấm thía “cái khổ” như mẹ đã can.

Mọi người đều nói, nói mãi về những áp lực và luôn khát khao được bớt bỏ một phần nào đó. Nhưng tháo gỡ từ đâu và tháo gỡ bằng cách nào?

Tôi thậm chí đã nghĩ đến viễn cảnh sẽ mở một quán ăn để gạt bỏ mọi áp lực đến từ xã hội, nghề nghiệp của bản thân. Đã có học sinh nói với tôi rằng, “Cô ơi cô mở quán ở đâu để con đến làm khách hàng trung thành của cô”.

Lúc ấy tôi mới ngộ ra rằng học trò cần tôi. Tôi không thể hạnh phúc, học trò cũng chẳng thể hạnh phúc. Và tôi nghĩ đã đến lúc mình cần phải thay đổi.

Hành trình của tôi chỉ thực sự bắt đầu khi tôi nhận thức sâu sắc được thế nào là “cả giận mất khôn”.

Khi nóng giận, tôi luôn nhớ tới hình ảnh quả táo. Mỗi lần tôi quát mắng, quả táo lại bị vứt xuống dưới đất. Sau nhiều lần quát mắng, quả táo bên ngoài chỉ hơi bầm dập. Nhưng khi bổ ra, bên trong đã xuất hiện những vết nứt. Tôi liên tưởng đến những đứa con và cả những học trò của tôi khi phải hứng chịu những cảm xúc tiêu cực và những lời miệt thị của giáo viên.

Tôi thấy bản thân mình thật xấu khi quát tháo hay lườm nguýt học trò. Có lẽ hình ảnh đầu tiên tôi nhớ là khi tất cả những áp lực dồn lên đôi vai của học sinh thì chúng nó sẽ chẳng làm gì cả.

Rồi tôi nghĩ lại thái độ của bản thân khi mỉa mai học trò khiến chúng tổn thương ra sao. Vậy là từ lúc đó, tôi bắt đầu giảm bớt áp lực cho mình và hạ thấp yêu cầu đối với học sinh.

Tôi tạo nhiều hoạt động để cô trò gần gũi, dành nhiều thời gian tìm hiểu hoàn cảnh, tâm lý tính cách của học sinh, suy xét mọi việc dưới nhiều góc độ. Tôi thấy mình phải cảm ơn học trò vì chúng đem lại niềm vui cho mình. Tôi cảm ơn học trò vì chúng đã dạy tôi về lòng vị tha. Học trò luôn yêu tôi dù có những lúc tôi chưa thực sự tốt.

Tôi từng nghe thấy một nghiên cứu thế này: Mỗi ngày, một đứa trẻ 2 tuổi phải nghe tới 432 câu nói tiêu cực nhưng chỉ có 32 câu nói tích cực. Như vậy, tỉ lệ sẽ là 14 tiêu cực/1 tích cực. 

Tôi nhận ra mình phải có nhiều câu nói tích cực hơn để khuyến khích học sinh. Tôi dần biết chấp nhận sự khác biệt của học trò.

Tôi không còn bắt con cá phải leo cành cây. Tôi chấp nhận con tôi không giỏi Toán vì cháu ước mơ làm đầu bếp. Tôi không bắt lũ trẻ phải học giỏi toàn diện vì tôi biết nhân vô thập toàn. Tôi giúp chúng tìm và phát huy thế mạnh của mình.

Ở lớp tôi có hai cậu học sinh. Một cậu rất thích hát. Cậu ta có thể hát từ đầu giờ đến cuối giờ. Có lẽ trong các giờ sinh hoạt lớp nếu không có cậu ấy lớp sẽ mất vui. Cậu học trò này có thể hát say sưa, tự nhiên mặc dù cậu hát không hay lắm. Ước mơ của con là trở thành ca sĩ.

Một cậu bé khác học rất kém và ước mơ của con là trở thành một nhà lắp ráp robot. Bố mẹ con thường “trăm sự nhờ cô” vì không làm sao có thể giúp con học giỏi Toán.

Nhưng tôi chấp nhận điều đó. Tôi nói với bố mẹ cậu bé rằng mỗi người có một khả năng riêng. Chúng ta không thể nào bắt con mình toàn vẹn được. Bản thân tôi luôn động viên cậu học sinh ấy lắp ghép, sửa chữa đồ đạc. Tôi nhận ra khi tôi chấp nhận sự khác biệt của học trò, các con cảm thấy thực sự thoải mái.

Ngay đêm hôm qua, tôi nhận được tin nhắn của một học sinh. Học trò của tôi đã chia sẻ những áp lực của con trước kỳ vọng của bố mẹ. Tôi nhớ mãi dòng cuối cùng con viết “Con cảm ơn cô vì bố mẹ con không lắng nghe và thấu hiểu con như thế”.

Tôi thực sự thấy buồn.

Kể từ khi tôi biết thấu hiểu học trò, những giây phút cáu giận cũng thưa bớt đi, những tiết học của tôi trôi qua thật vui vẻ.

Học sinh mạnh dạn trình bày quan điểm của mình mà không sợ sai, nề nếp kỉ luật cứ thế tiến bộ dần lên. Tôi cảm thấy hạnh phúc khi lan tỏa được niềm hạnh phúc ấy đến nhiều học sinh.

Tôi nhận ra rằng mình đang trên con đường đi tìm hạnh phúc. Hạnh phúc cho mình, cho những lứa học sinh và cho tất cả mọi người. Tôi cũng giúp học sinh tìm ra những giá trị tích cực như sự tự tin, lạc quan, sự khiêm tốn. Tôi hi vọng những giá trị tích cực này sẽ khiến học sinh thoải mái và hạnh phúc hơn.

Tất nhiên con đường đó không hề đơn giản. Nhưng khi thầy cô và cha mẹ có nhu cầu thay đổi, chúng ta sẽ đào tạo ra những con người hạnh phúc.

Tôi đã tập cho mình biết kiềm chế cơn cáu giận bằng cách hít thở sâu 3 giây rồi gọi tên cảm xúc của mình và một vài kĩ thuật khác. Đó thực sự là 3 giây kì diệu. Nó khiến cho cảm xúc lắng lại, cơn cáu giận cũng dần nguôi ngoai.

Thúy Nga

(Ghi theo lời kể của cô giáo Nguyễn Thị Hiền Lương – Giáo viên Trường THCS Thăng Long, Hà Nội)

Tôi lo khi học bạ học sinh giỏi đều có câu khen là biết “vâng lời”

Tôi lo khi học bạ học sinh giỏi đều có câu khen là biết “vâng lời”

Ông Nguyễn Văn Hòa lo ngại khi đọc hàng trăm cuốn học bạ của học sinh giỏi thì đều có câu khen là “biết vâng lời”.

"Để học sinh hạnh phúc, chúng tôi sẵn sàng chi 300 triệu mời Sơn Tùng MTP"

"Để học sinh hạnh phúc, chúng tôi sẵn sàng chi 300 triệu mời Sơn Tùng MTP"

"Chúng tôi chỉ thích nghe nhạc Bolero nhưng vẫn phải mời ca sĩ mà mình không nghe được cái gì dù ngồi hàng đầu. Chúng tôi sẵn sàng chi 300 triệu để mời được Sơn Tùng MTP nếu các em thích".

“Tôi bảo học trò gọi là ông, bởi nghĩ mình chưa xứng với chữ thầy”

“Tôi bảo học trò gọi là ông, bởi nghĩ mình chưa xứng với chữ thầy”

Dù dạy học nhưng ông Đặng Tiến Dũng không cho phép học trò gọi là "thầy", bởi cho rằng mình chỉ xứng đáng được gọi là “ông” vì không có bằng cấp.

"Chưa bao giờ tôi thấy áp lực của nghề giáo lớn đến thế"

"Chưa bao giờ tôi thấy áp lực của nghề giáo lớn đến thế"

“Sáng nay, một đồng nghiệp của tôi đã lên máy bay theo chồng đi xuất khẩu lao động. Cô ấy là giáo viên môn Lịch sử, có thâm niên trong nghề 8 năm, từng đạt giáo viên dạy giỏi cấp quận”.

"Khi học trò nói xấu, chúng tôi chọn cách im lặng"

"Khi học trò nói xấu, chúng tôi chọn cách im lặng"

10 năm trước, tôi tự hào mình có suy nghĩ tiệm cận với học sinh vì còn trẻ. Nhưng gần đây, sự tự hào đó đã hết; tôi luôn cảm thấy khó khăn khi tìm ra cách ứng xử đúng mực với học trò.

"Tôi biết mình chọn đúng nghề ngay từ buổi thực tập đầu tiên"

"Tôi biết mình chọn đúng nghề ngay từ buổi thực tập đầu tiên"

Tôi thấy mình có duyên với nghề giáo ngay từ lúc đứng trên bục giảng thực tập thời kỳ là sinh viên sư phạm.

Tôi lặng người khi phụ huynh nói “Cô là một giáo viên tử tế”

Tôi lặng người khi phụ huynh nói “Cô là một giáo viên tử tế”

Đó là một buổi họp phụ huynh của năm cuối cấp. Chúng tôi có một buổi trao đổi về kết quả học tập, định hướng nghề nghiệp, những lo toan thường ngày cho bọn trẻ.