Trong các ngày từ 30/8 đến 1/9, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cùng các trường tiểu học, phổ thông và đại học Việt Nam đã có các chuyến thăm và làm việc, tìm hiểu cơ hội hợp tác trong giáo dục, đào tạo tại Đan Mạch và Thuỵ Điển.

Sáng 30/8, tại Bộ Giáo dục Đan Mạch, Bộ Đại học và Khoa học Đan Mạch, hai bên đã trao đổi về các vấn đề của đánh giá, kiểm định chất lượng đại học, những thách thức đặt ra với giáo dục đại học khi quy mô đại học phát triển.

Trong khuôn khổ buổi làm việc, 17 biên bản ghi nhớ giữa các trường đại học Việt Nam và phía Đan Mạch đã được ký kết. Đó là các hợp tác trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu y khoa, mỏ địa chất, ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục…

{keywords}

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thăm Trường tiểu học Hellerup Skole và trò chuyện với học sinh. Ảnh: Hạ Anh.

Tại phiên hội đàm với Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đại học Soren Pind, hai bên đã thảo luận về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học, nâng cao chất lượng giảng viên, định hướng nghề nghiệp cho sinh viên, trao đổi giảng viên, học tập mô hình đại học tự chủ.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đề xuất phía bạn ủng hộ dự án nước ngầm của Trường ĐH Mỏ - Địa chất, chương trình trao đổi sinh viên, giảng viên với Đan Mạch của Trường ĐH Ngoại thương.

Buổi chiều cùng ngày, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã đến thăm Trường Kinh doanh Niels Brock, trao đổi với nhà trường về hoạt động giáo dục và đào tạo tại Việt Nam. Sau đó, Bộ trưởng cùng các trường đại học tham dự diễn đàn do Hiệp hội các trường đại học UCC (University College of the Capital) tổ chức.

{keywords}
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ làm việc tại Bộ Ngoại giao Đan Mạch. Ảnh: Hạ Anh.

Trong ngày 31/8, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã đến thăm Trường tiểu học Hellerup Skole (thủ đô Stocklhom). Đây là ngôi trường liên cấp từ bậc mầm non đến trung học cơ sở, được thiết kế theo không gian mở và cách tổ chức lớp học “mở”, giáo viên được chủ động thiết kế nhiều nội dung học tập theo đề xuất của học sinh. 

Cũng trong thời gian này, các trường đại học đã tới Trường ĐH Copenhaghen để xúc tiến cơ hội hợp tác giữa các bên.

Tại buổi hội đàm với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đan Mạch Ulla Tornaes diễn ra sau đó, hai bên đã thảo luận về chương trình STEM, kết hợp giữa trường phổ thông và Lego. Đồng thời, trao đổi kết quả và định hướng hợp tác trong thời gian tới.

Buổi chiều cùng ngày, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã tới Thuỵ Điển, hội đàm với 2 bộ trưởng: Bà Anna Ekstrom – Bộ trưởng Giáo dục và bà Helene Hellmark Knutsson, Bộ trưởng Đại học và Nghiên cứu Thuỵ Điển tại trụ sở của Bộ Đại học và Nghiên cứu Thuỵ Điển.

{keywords}
Hoạt động của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tại Thụy Điển.

Tại đây, phía Việt Nam đã giới thiệu hệ thống giáo dục điển Việt Nam từ mầm non đến đại học. Sau đó, hai bên cùng thảo luận về hợp tác về giáo dục phổ thông, đại học, mô hình đại học tự chủ, chất lượng giáo viên...

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã trao đổi về khả năng xây dựng trường Việt Nam – Thuỵ Điển, trong đó khuyến khích các nhà đầu tư của 2 bên cùng tham gia.

Đồng thời, đề nghị 2 bộ trưởng của Thuỵ Điển ủng hộ và kiến nghị Chính phủ nước này ủng hộ Đại sứ Phạm Sanh Châu làm Tổng Giám đốc UNESCO nhiệm kỳ mới.

Sáng ngày 1/9, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cùng các trường Việt Nam dự hội thảo Tripple Helix tại Trường ĐH Uppsala, tỉnh Uppsala. Một thảo luận bàn tròn về quan hệ doanh nghiệp, nhà trường và chính phủ đã diễn ra sôi nổi giữa các trường.

{keywords}
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội ký kết văn bản hợp tác với phía Thụy Điển dưới sự chứng kiến của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và Thị trưởng Uppsala.

Phía Thuỵ Điển đã giới thiệu những bài học hiệu quả để nằm thúc đẩy mối quan hệ này. Sau đó, các Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM và ĐH Huế đã ký kết các văn bản hợp tác dưới sự chứng kiến của Bộ trưởng GD-ĐT và Thị trưởng Uppsala.

Cũng trong buổi sáng, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và các trường tiểu học, phổ thông đã đi thăm Trường trung học Rosendalsgymnasie.

{keywords}
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ăn trưa cùng với các học sinh Trường trung học Rosendalsgymnasie

Buổi chiều cùng ngày, Bộ trưởng đã đến hội đàm với bà Ulrika Modeer, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Thuỵ Điển. Tại đây, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị phía bạn xem xét khả năng hỗ trợ về giáo dục cho các vùng khó khăn và tiếp tục giúp đỡ Việt Nam trong các chương trình hiện có. Bộ trưởng cũng đề nghị bà Quốc vụ khanh trong việc ủng hộ Đại sứ Phạm Sanh Châu trở thành Tổng Giám đốc UNESCO.

Trong một hoạt động tiếp theo sau đó tại Uỷ ban giáo dục đại học Thuỵ Điển, hai bên đã trao đổi về công tác kiểm định, đánh giá chất lượng đại học. Cuối ngày làm việc, Bộ trưởng đã đến thăm Tập đoàn giáo dục EF, nghe trình bày về các sản phẩm có thể hỗ trợ cho Việt Nam, thảo luận khả năng hợp tác trong tương lai.

Hạ Anh