{keywords}

Sáng ngày 6/8, gia đình cháu L.H.L ở khu đô thị Trung Yên (quận Cầu Giấy, Hà Nội) đưa con trai 6 tuổi ra xe ô tô đưa đón học sinh để đến trường. Đến 16h45, gia đình nhận được điện thoại của nhà trường thông báo cháu bé đã tử vong.

Cơ quan chức năng đã khám nghiệm tử thi tại Bệnh viện E trong đêm và gia đình đưa cháu về quê Thanh Hóa để an táng vào ngày sau đó. Nguyên nhân ban đầu được cho là cháu bé đã tử vong do bị bỏ quên trên xe đưa đón của nhà trường. 

{keywords}

Vụ việc đã gióng lên hồi chuông báo động về vấn đề an toàn cho trẻ khi đến trường: An toàn trong đưa đón, an toàn trong chăm sóc sức khỏe ở nhà trường và minh bạch thông tin.

{keywords}

Ở khía cạnh an toàn đưa đón trẻ, vụ việc cho thấy sự lỏng lẻo trong tuyển chọn, sử dụng và ràng buộc trách nhiệm giữa trường học với các dịch vụ đưa đón học sinh. Bà Quy cho biết chưa ký gì với trường Gateway cũng như công ty vận tải. Bà từng làm tạp vụ ở một trung tâm dạy Toán tư duy và được hàng xóm gọi đi làm công việc đưa đón học sinh. Sau vụ việc, một số trường hợp bỏ quên trẻ trên xe đưa đón của những trường học khác cũng đã được các phụ huynh kể lại. 
Ở khía cạnh quản lý, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết sẽ phối hợp Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an để nghiên cứu hướng dẫn khuyến khích sử dụng, áp dụng một số quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến đảm bảo an toàn cho trẻ. Cùng với đó là hướng dẫn dấu hiệu nhận biết, các vị trí biển báo bến đón trả học sinh đối với dịch vụ hoạt động đưa đón học sinh. Bộ GD-ĐT cũng gửi công văn gửi các sở GD-ĐT về việc tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông đầu năm học mới.
Mặc dù đã có những sự việc gây chết người cùng những cảnh báo như vậy, tình trạng để mất an toàn khi đưa đón trẻ vẫn xảy ra. Một tháng sau đó, tại trường mầm non Đồ Rê Mí ở Bắc Ninh
tiếp tục xảy ra sự cố tài xế để quên trẻ trên xe đưa đón, nhưng may mắn là được cấp cứu kịp thời.

{keywords}

Đến tháng 11, tại Đồng Nai cũng liên tiếp xảy ra các vụ mất an toàn khi đưa đón trẻ đi học.

Ngày 26/11,  trong lúc di chuyển đến khúc cua gấp thì cửa sau xe bung ra khiến 3 em học sinh trên xe rơi xuống, lăn dài trên đường, cặp sách và ghế ngồi cũng văng theo. sự việc xảy ra trên địa bàn TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Xe khách chở hơn 10 học sinh của trường Tiểu học Phan Bội Châu (thuộc phường Long Bình, TP Biên Hòa). Đến ngày 30/11, một chiếc xe khác cũng làm rơi 2 học sinh trường tiểu học Diên Hồng (thuộc xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom) xuống đường.

Xe do chủ phương tiện tự ý tháo ráp, thay đổi cấu trúc, lắp đặt lại các hàng ghế, đồng thời tháo bỏ các tựa lưng ghế bên trong; được gia đình “thuê hợp đồng miệng” để đưa đón con em mình với giá 280.000 đồng mỗi tháng. Các học sinh bị lăn xuống đường do xe bung chốt, may mắn là không gây thương tích. Các sự cố này có những nguyên nhân như: Người đưa đón thiếu cẩn trọng, phương tiện vận tải không đảm bảo tiêu chuẩn, các hợp đồng pháp lý đưa đón trẻ lỏng lẻo.

Như vậy bên cạnh các nỗi lo về chương trình học quá tải, điều kiện cơ sở vật chất không đảm bảo dẫn đến các bệnh học đường như cận thị, cong vẹo cột sống...., phụ huynh còn có những nỗi lo thường trực khác như: an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn giao thông khi con đi học. Đây là những vấn đề ảnh hưởng tới không chỉ cá nhân từng trẻ em hay mỗi gia đình, mà có tác động tới chất lượng nguồn nhân lực cho tương lai. Do đó, cả ngành giáo dục, giao thông, y tế và các cơ quan chức năng liên quan khác cần phải có trách nhiệm để đảm bảo sự an toàn cho tương lai này.

Nhóm phóng viên