- Những ngày gần đây, giới nghiên cứu đang xôn xao về một nghi vấn đạo văn đã từng được đặt ra hàng chục năm trước.

Ứng viên Tổng thống Phần Lan bị tố đạo văn của sinh viên

Đó là nghi án đạo văn của GS. Nguyễn Đức Tồn - nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam vào năm 2007. Ông bị tố cáo là đã đạo nhiều nội dung trong luận văn, luận án và bài viết của chính học trò mình hướng dẫn và những đồng nghiệp thế hệ sau. 

Theo đó, cuốn sách “Tìm hiểu đặc trưng văn hóa – dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt (trong sự so sánh với những dân tộc khác)” – NXB ĐHQG Hà Nội 2002 được cho là đã lấy gần như toàn bộ luận án phó tiến sĩ của bà Nguyễn Thúy Khanh có tên “Đặc điểm trường từ vựng ngữ nghĩa tên gọi động vật” được bảo vệ năm 1996 tại Viện Ngôn ngữ học. Bà Nguyễn Thúy Khanh cũng là nghiên cứu sinh do GS. Tồn hướng dẫn.

Cuốn sách này cũng được cho là đạo gần như toàn bộ 96 trang luận văn tốt nghiệp đại học của sinh viên Cao Thị Thu, chuyên ngành Ngôn ngữ học, khóa 1991-1995 của ĐH Tổng hợp Hà Nội. Luận văn của bà Cao Thị Thu do ông Nguyễn Thiện Giáp hướng dẫn và bảo vệ năm 1995 có tên “Đặc điểm định danh và ngữ nghĩa trường từ vựng tên gọi thực vật trong tiếng Việt”.

{keywords}

Bìa cuốn sách “Tìm hiểu đặc trưng văn hóa – dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt (trong sự so sánh với những dân tộc khác)” – NXB ĐHQGHN 2002 của GS. Nguyễn Đức Tồn (bên trái) và luận án phó tiến sĩ của bà Nguyễn Thuý Khanh (bên phải)

 

{keywords}
Bìa cuốn sách “Tìm hiểu đặc trưng văn hóa – dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt (trong sự so sánh với những dân tộc khác)” – NXB ĐHQGHN 2002 của GS. Nguyễn Đức Tồn (bên trái) và luận văn của bà Cao Thị Thu (bên phải)

Cuốn sách thứ hai là “Những vấn đề dạy và học trong nhà trường, Phương pháp dạy và học tiếng Việt ở bậc THCS” – NXB ĐHQG Hà Nội của GS. Nguyễn Đức Tồn có đưa nguyên vẹn bài báo “Dạy từ láy cho học sinh THCS” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hà. Bài báo này từng được in trên Tạp chí Ngôn ngữ, số 2 năm 2001. Đây cũng là tạp chí mà GS. Tồn chính là Tổng biên tập thời điểm đó. Tuy nhiên, khi đưa vào cuốn sách của mình, GS. Tồn chú thích “Bài viết có sự cộng tác của Nguyễn Thị Thanh Hà, nghiên cứu sinh Viện Ngôn ngữ học”. Trong khi đó, bài báo này khi in trên Tạp chí Ngôn ngữ không thấy ghi tên GS. Nguyễn Đức Tồn. 

Trả lời báo chí vào năm 2007, ông Tồn cho biết, ông là người hướng dẫn các bài viết cho nghiên cứu sinh và sinh viên theo tư tưởng khoa học, lý luận và phương pháp nghiên cứu được lấy từ luận án Phó tiến sĩ của ông được bảo vệ tại Viện Ngôn ngữ học, Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô năm 1988. Luận án của GS. Tồn có tên là “Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa các tên gọi bộ phận cơ thể người”. 

Ông cũng cho biết, khi sử dụng các công trình của NCS và sinh viên, ông đã chú nguồn và tác giả rõ ràng, vì thế không thể quy kết ông “đạo văn”.

Mặc dù, năm 2007, khi trả lời báo chí, GS. Tồn cho biết ông không phản ánh rằng người khác đã dùng lại nguyên xi cả nội dung và văn phong công trình khoa học mà ông là tác giả. Thế nhưng, mới đây, khi sự việc một lần nữa được đặt ra, GS. Tồn đã trả lời trang BBC tiếng Việt rằng: "Những bằng chứng ấy là học sinh lấy của thầy, chứ không phải là thầy lấy của trò”.

GS. Tồn cũng cho biết, trường hợp Cao Thị Thu là cháu ruột ông, còn Nguyễn Thúy Khanh là học trò của ông, nên không bao giờ ông lại đi lấy trộm sản phẩm mà ông hướng dẫn cho cháu ông và học trò. “Chị Nguyễn Thúy Khanh không đọc được tiếng Nga, thì tôi cho chị ấy tham khảo trên lý thuyết bằng tiếng Nga cho chị ấy chép, nên dẫn đến sự hiểu lầm như thế, chứ không phải là tôi chép của học trò”.

Ông Tồn cũng đưa ra lý do: sự việc này đã được Hội đồng chức danh giáo sư ngành Ngôn ngữ học xem xét và kết luận từ năm 2006-2007. Ông hoàn toàn trong sạch nên mới được công nhận giáo sư.

Trả lời VietNamNet ngày 14/5, TS. Nguyễn Thúy Khanh cho biết, đây là vấn đề đã được đặt ra và giải quyết cách đây 10 năm, khi bà chưa nghỉ hưu.

“Những vấn đề cần nói tôi đã nói rất rõ ràng, cụ thể, minh bạch trước Viện Ngôn Ngữ học và toàn bộ lãnh đạo Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) từ năm 2007. Hiện tôi vẫn lưu văn bản”.

“Nay vấn đề này lại được đặt ra. Đúng hay sai, tên tuổi của tôi vẫn bị nêu lên mặt báo chí. Đó là sự xúc phạm đến danh dự cá nhân tôi và một số người khác mặc dù chúng tôi chỉ là nạn nhân của những cuộc đấu đá” – TS. Khanh chia sẻ.

Bà cho rằng, đây là một vấn đề mang tính khoa học của những người làm công tác khoa học, vì thế rất cần thiết phải có một hội đồng khoa học xem xét, đối chứng cụ thể và giải quyết dứt điểm. Lúc đó, nếu cần thiết, bà sẵn sàng có mặt để đối chất. Bà cũng cho biết, việc này đã từng được thực hiện và tốn khá nhiều thời gian của mọi người, nhưng rất tiếc chưa được giải quyết đến nơi đến chốn.

TS. Khanh bày tỏ nguyện vọng được giải quyết dứt điểm sự việc bằng một cách thức khoa học, chứ không phải ồn ĩ trên mặt báo như hiện nay. 

VietNamNet đã tìm gặp GS. Tồn và được ông trả lời rằng những gì mình cần nói đã trả lời trên trang BBC tiếng Việt. Một lần nữa, ông khẳng định: "HĐCDGS ngành Ngôn ngữ học đã thẩm định và kết luận, đây là thầy tạo điều kiện cho học trò. Học trò chép của thầy, chứ sao thầy chép của học trò".

PGS Tạ Văn Thông – người từng công tác tại Viện Ngôn ngữ học Việt Nam trước năm 2008 (hiện tại công tác tại Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam) nói với VietNamNet rằng “Chuyện đó xảy ra cách đây đã nhiều năm”. Theo trí nhớ của ông, vụ việc bắt đầu được phát giác từ khi ông Nguyễn Đức Tồn gửi hồ sơ xét duyệt học hàm Giáo sư, năm 2002. Hội đồng cơ sở thẩm định hồ sơ ở Viện Ngôn ngữ học đã nhận biết điều này và quyết định không thông qua hồ sơ.

"Sau khi sự việc xảy ra, trong cơ quan đã có một số kiện cáo khúc mắc về chuyện này chuyện khác. Tất cả đều khởi nguồn từ vụ này. Chi bộ, cơ quan họp rất nhiều lần. Không khí cơ quan rất nặng nề. Viện Ngôn ngữ học đã có một phòng trưng bày tất cả những minh chứng xung quanh chuyện này để mọi người có thể vào đó tìm hiểu. Ai cũng biết câu chuyện này thực chất ra sao”.

Bày tỏ về những điều được cho là “khó hiểu” này, PGS Thông nói: “Tôi nghĩ người hướng dẫn khoa học không thể và không được phép cho học trò “mượn”, càng  không thể và không được phép “lấy lại” như vậy. Công trình của mình cho người khác “mượn”, đó là một cái sai. Sau đó “lấy lại” là một cái sai nữa. Lần thứ nhất là sai trong quy định làm thầy. Lần thứ hai là sai trong quy định về sở hữu trí tuệ. Cứ vay vay trả trả mãi như thế thì một công trình có thể được sao chép trình ra rất nhiều Hội đồng và thành ra rất nhiều sách. Chắc chả có quy định nào và ở đâu cho phép làm như vậy. Chỉ có thể hiểu theo cách khác".

Năm 2006, khi GS. Tồn nộp hồ sơ đề nghị xét duyệt chức danh giáo sư, GS. TSKH Trần Ngọc Thêm là ủy viên Hội đồng chức danh GS cấp ngành, đồng thời được giao làm trưởng nhóm (cùng với GS. Nguyễn Đức Chính và GS. Bùi Minh Toán) thẩm định 2 đơn thư nặc danh tố cáo ông Tồn đạo văn trong 2 cuốn sách trên. Dưới đây là ý kiến của GS Trần Ngọc Thêm:

"Ông Nguyễn Đức Tồn đạo văn nhưng được phong giáo sư vì tinh thần nhân văn"

"Ông Nguyễn Đức Tồn đạo văn nhưng được phong giáo sư vì tinh thần nhân văn"

GS Trần Ngọc Thêm, Chủ tịch Hội đồng Chức danh Giáo sư ngành Ngôn ngữ học khẳng định, việc ông Nguyễn Đức Tồn đạo văn của học trò là "có thật".

Nguyễn Thảo

 

"Đã phát hiện đạo văn nhưng lại vỗ vai nhau cho qua"

"Đã phát hiện đạo văn nhưng lại vỗ vai nhau cho qua"

Nhiều ý kiến cho rằng những người làm khoa học ở Việt Nam còn đang rất dễ dãi với nhau, từ cấp cử nhân cho tới các ứng viên GS, PGS. 

Các trường "mon men" sử dụng phần mềm phát hiện đạo văn

Các trường "mon men" sử dụng phần mềm phát hiện đạo văn

Ở Việt Nam, một số trường đại học mới bước đầu thực hiện truyền thông nội bộ và trang bị những công cụ để phát hiện đạo văn.

Chống đạo văn: "Có ai nói cho các em đâu!"

Chống đạo văn: "Có ai nói cho các em đâu!"

Bao nhiêu phần trăm sinh viên đại học, học viên cao học biết cách viết một bài tiểu luận đảm bảo tiêu chuẩn về đạo đức học thuật?

Thôi chức trưởng khoa không phát hiện học trò "đạo văn"

Thôi chức trưởng khoa không phát hiện học trò "đạo văn"

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội vừa có quyết định thôi chức trưởng khoa đối với PGS. TS Đào Đức Doãn - người có liên quan tới vụ "đạo" luận văn hi hữu tại trường này.

Kỷ luật cả hướng dẫn lẫn hội đồng bảo vệ vì không phát hiện học viên "đạo văn"

Kỷ luật cả hướng dẫn lẫn hội đồng bảo vệ vì không phát hiện học viên "đạo văn"

Cả người hướng dẫn lẫn 5 thành viên của hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ tại Trường ĐH Sư phạm đã bị kỷ luật sau khi luận văn này bị phát hiện đạo văn.