Đây là sự kiện hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới, do Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, Thành đoàn TP.HCM tổ chức với mục đích nhằm nâng cao nhận thức về đổi mới, sáng tạo và sở hữu trí tuệ (SHTT) của cộng đồng, xã hội, đồng thời tạo động lực cho việc sáng tạo, thông qua đó thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, nghiên cứu ứng dụng, hỗ trợ hiệu quả về sự phát triển cho cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam.

{keywords}
SHTT và thể thao có cùng các giá trị chung như sự sáng tạo, luôn vướn tới đỉnh cao, sự nỗ lực hết mình, sự tôn trọng và tinh thần fair-play

Chủ đề của Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm nay là “Vươn tới Giải Vàng: Sở hữu trí tuệ và thể thao”. Chủ đề này đã đưa ra một góc nhìn cận cảnh hơn trong lĩnh vực thể thao, tập trung vào việc phổ biến và nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp về một khía cạnh hoàn toàn mới trong việc áp dụng những luật bảo vệ, SHTT vào ngành kinh doanh thể thao. Từ đó, khẳng định được đằng sau những thành công trong thể thao đều có sự góp mặt của các yếu tố liên quan đến SHTT như: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, quyền tác giả và quyền liên quan…

Ông Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục SHTT, chia sẻ rằng SHTT và thể thao có cùng các giá trị chung như sự sáng tạo, luôn vướn tới đỉnh cao, sự nỗ lực hết mình, sự tôn trọng và tinh thần fair-play. Mối quan hệ kinh doanh được tạo dựng từ quyền SHTT giúp bảo đảm giá trị kinh tế của thể thao. Điều này, đến lượt nó, sẽ kích thích sự phát triển của thể thao thông qua việc cho phép các tổ chức tài trợ sự kiện thể thao và cung cấp phương tiện nhằm phát triển thể thao cộng đồng.

Hiện nay, tại Việt Nam có 1.897 doanh nghiệp đăng ký 2.622 nhãn hiệu trong lĩnh vực thể thao nhưng sáng chế trong vòng 10 năm trở lại đây vẫn còn khá khiêm tốn. Đây cũng là mảnh đất, dư địa lớn cho việc phát triển các sản phẩm tạo ra các công cụ, phương tiện trong hoạt động thể dục thể thao.

Thứ trưởng Phạm Công Tạc (Bộ Khoa học và Công nghệ) nhìn nhận khẩu hiệu chọn cho cộng đồng thế giới năm nay rất hợp với Việt Nam, bởi nó gọi sự nỗ lực từ cá nhân một trong cuộc đấu, công việc, cuộc sống với tinh thần Olympic “cao hơn, nhanh hơn và xa hơn”.

“Tôi nghĩ cần phải bổ sung thêm ý nữa là “thông minh hơn” - ông Tạc phát biểu tại sự kiện. "Với các bạn thanh niên còn rất trẻ, thời gian còn nhiều, tràn đầy năng lượng và nhiệt huyết, thì tôi nghĩ, trong cuộc sống, công việc, quá trình sáng tạo chúng ta hãy nỗ lực đến tận cùng, dám chấp nhận những thất bại trong quá khứ. Có như thế mới dành được vinh quang trong sự nghiệp của mình. Mỗi một con người, gia đình, tập thể, thành phố, địa phương, hơn nữa là một quốc gia dân tộc dám chấp nhận, thử thách và vươn lên “cao hơn, xa hơn, nhanh hơn và thông minh hơn” thì chắc chắn sẽ thắng lợi”.

“Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới” (World Intellectual Property Day – viết tắt là IP Day) ra đời vào năm 2000 khi các quốc gia thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) quyết định ngày 26.4 hàng năm - ngày mà Công ước WIPO chính thức có hiệu lực vào năm 1970. Đây là ngày để các quốc gia cùng nhau gia tăng sự hiểu biết chung về sở hữu trí tuệ trên toàn thế giới. Kể từ đó, “IP Day” đã trở thành ngày mà mọi người trên thế giới cùng nhau tìm hiểu và cổ vũ cho những đóng góp của sở hữu trí tuệ đối với sự phát triển của văn hóa nghệ thuật, công nghệ và những đổi mới sáng tạo vì cuộc sống con người.

Sự kiện Ngày sở hữu trí tuệ thế giới tại Việt Nam (World IP Day In Vietnam) đã được tổ chức bắt đầu từ năm 2015.

Ngân Anh

Khởi động dự án dịch thuật tác phẩm kinh điển phương Đông

Khởi động dự án dịch thuật tác phẩm kinh điển phương Đông

Dự án Kinh điển Phương Đông dự kiến sẽ được thực hiện trong 10 năm theo 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ 3/2019-2/2024, giai đoạn 2 từ 3/2024 - 2/2029.