- Không phải cứ có vẻ hợp lý là có thể triển khai, một khi nó không thật sự mang lại hiệu quả rõ rệt, thậm chí còn làm rối ren thêm.

Chữ Quốc ngữ: Mọi người đều có quyền lên tiếng

Tác giả của ý tưởng chuyển đổi chữ viết tiếng Việt gây xôn xao gần đây là PGS. TS Bùi Hiền.

Ông là PGS. TS Tiếng Nga. Theo những thông tin về ông có trên mạng, nhiều khả năng chuyên ngành của ông không phải Ngôn ngữ học. Vậy nên, gắn "mác" PGS. TS vào đề xuất này dễ gây nhiễu: Nghĩ ông là "chuyên gia ngôn ngữ" và ý tưởng của ông là "công trình khoa học" về ngôn ngữ. Vì thế, muốn phản biện thì phải có "thẩm quyền" nào đó. Ngược lại, một “bộ phận không nhỏ” vốn quen kỳ thị bằng cấp (trừ bằng thạc sĩ phổ cập của mình), lại như có ý rằng, PGS. TS mà dám đùa với trình độ và tình cảm cao vời chúng tôi dành cho tiếng Việt thế, đích thị là tiến sĩ giấy (!). Hai lối nghĩ này, một - có phần kém tỉnh táo, một – biến thái, a dua, không chấp nhận được.

Nhiều người bảo đừng vội “ném đá” đề xuất (chưa hoàn thiện, chưa chính thức) này của ông Bùi Hiền mà cần phải đọc qua “công trình khoa học” của ông.

Thì nó đây Toàn bộ đề xuất cải tiến chữ viết ‘Tiếng Việt’ thành ‘Tiếq Việt’

Tất cả chỉ có vậy (ngoại trừ phần về nguyên âm, ông Hiền nói sẽ công bố vào khoảng đầu năm 2018).

Đây là chuyện liên quan đến tất cả những ai sử dụng chữ Quốc ngữ nên mọi người đều có quyền lên tiếng. Tất nhiên, không phải bằng cách “bỏ bóng đá người”, nhất là với một nhà giáo, tuổi đã cao và có tấm lòng như thầy giáo Hiền.

Nhưng để lên tiếng, nếu chưa có kiến thức nhất định thì chí ít cũng phải bỏ công tìm hiểu qua về lĩnh vực mình định nói, đừng như một số bạn rất hùng hồn, mặc dù không phân biệt nổi “cải tiến chữ Quốc ngữ” với “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” (đây là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau).

{keywords}

{keywords}

Đây là những dòng trong trang kết bài "Vấn đề cải cách chữ quốc ngữ" của Nguyễn Triệu Luật, đăng trên Tao Đàn các số 11, 12, 12 năm 1939 và được đăng lại trong tác phẩm "Nguyễn Triệu Luật - Tác phẩm đăng báo" (NXB Tri Thức, 2014)

Cũng cần loại trừ một số ý kiến nâng quan điểm, chính trị hóa hoặc tỏ ra bị “chạm nọc” vùng miền, do trong đề xuất của mình, ông Bùi Hiển “tạm lấy tiếng Hà Nội làm ngữ âm chuẩn của tiếng Việt”. Tôi thấy rằng, ở điểm này, cần phải nhìn nhận một cách khách quan, khoa học. Tiếng vùng Hà Nội được TẠM coi là “chuẩn” không phải chỉ vì đó là tiếng nói của vùng Thủ đô lâu đời nhất trong lịch sử nước Việt mà như Nguyễn Triệu Luật nhận xét: “Chỉ vùng Hà Nội là nói được đủ bát thanh và 23 âm mẫu đúng”,  dụ bình thường họ phát âm chữ “rổ, rá” rất nhẹ, thành “dổ, dá” (không uốn lưỡi chữ “r” rõ như người Nghệ An) nhưng nếu cần thì họ vẫn phát âm được chính xác (xem “Nguyễn Triệu Luật – Tác phẩm đăng báo”, NXB Tri Thức, 2014). 

“Dễ đi vào ngõ cụt”

1. Cải tiến chữ Quốc ngữ thật ra là một vấn đề không mới. Nhiều thế hệ người Pháp và người Việt đã nghiên cứu và đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ.

Theo Nguyễn Tài Cẩn (trong “Một số chứng tích về ngôn ngữ, văn tự và văn hóa”, NXB ĐHQG Hà Nội, 2003), giới ngôn ngữ học từ lâu đã nhận thấy 4 khuyết điểm trong vấn đề phụ âm:

- Bắt chước máy móc một số chữ viết Tây phương, tạo ra những sự phân biệt không cần thiết (như phân biệt k với c, ngh với ng, gh với g).

- Phản ánh những cách đọc quá cổ (như phân biệt d với gi).

- Dùng dấu phụ rườm rà (như gạch ngang ở đ).

- Không biết du nhập những con chữ thuận lợi (như f, z) (ông dẫn theo “Vấn đề cải tiến chữ Quốc ngữ”, Hà Nội, 1961).

Tuy nhiên, qua phân tích, Nguyễn Tài Cẩn cho rằng:

- Con chữ k hiện chỉ dùng trong 4 trường hợp (trước i, iê, ê e) trong khi con chữ c lại dùng trước 10 nguyên âm, chưa kể hơn 10 trường hợp nó dùng với tư cách là phụ âm cuối. Bỏ sự phân biệt k, c là một bước tiến lớn về nguyên lý chữ viết nhưng thay c bằng k rõ ràng là sẽ gây ra xáo trộn quá lớn trong thực tiễn mà vẫn không giảm được con chữ nào.

Hơn nữa, lại còn trường hợp q, muốn giải quyết triệt để thì nhất định còn phải xáo trộn nhiều hơn nữa.

– Chuyện bỏ dấu ngang ở đ cũng có mặt phiền phức của nó, dễ gây hiểu lầm.

– Thay ph bằng f, thay d, gi bằng z là thay bằng những con chữ mới. Trái lại, thay đ bằng d là thay bằng một con chữ vốn đã dùng để ghi âm khác...

Như vậy, không phải cứ (có vẻ) hợp lý là có thể triển khai, một khi nó không thật sự mang lại hiệu quả rõ rệt, thậm chí còn làm phức tạp, rối ren thêm.

2. Trong dẫn giải của mình, ông Bùi Hiền cho rằng, một trong những bất hợp lý của chữ Quốc ngữ hiện tại là “dùng 2 - 3 chữ cái để biểu đạt một âm vị phụ âm đứng đầu vần”: C - K - Q > [k] như cuốc - quốc; ca – kali CH - TR > [c’] như cha - tra; chân - trân D - GI - R > [z] như da - gia - ra; dải - giải - rải G - GH > [g] như ga - ghi; gô - ghe NG - NGH > [n,] như nga - nghe; ngư – nghìn NH > [n’] như nhà - nhiên; nhông - nhanh PH > [p’] như pha - phê; phông - phúc S – X > [s] như sa - xa; súc - xúc CH - TR > [c’] như cha - tra; chung – trung (cái này lặp lại bên trên, rất luộm thuộm).

Xem đoạn minh họa trên đây, càng có cơ sở để khẳng định, ông không phải là một nhà ngôn ngữ học đúng nghĩa, như mọi người lầm tưởng.

Vì nếu là nhà ngôn ngữ học, hẳn ông đã biết cách ghi âm vị theo đúng quy tắc: Ghi vào giữa dấu / / (còn ghi giữa dấu [ ] là dành cho âm tố).

Hơn nữa, cách ký âm của ông cũng một mình một kiểu, thí dụ, ông bỏ chung D, GI, R vào một “giỏ” và ký âm là [z], trong khi theo ký âm IPA thì chỉ GI, D là được ký âm /z/; rồi các cách ký âm [n’], [p’], [c’]... của ông cũng chẳng thể tìm thấy trong bảng âm vị tiêu chuẩn (xem hình dưới đây).

{keywords}

Ông không giải thích tại sao Q lại có thể thay cho NG, W thay cho TH.

Ngoài ra, ông còn dùng khái niệm “vần” (đứng đầu vần), một dạng khẩu ngữ... Tóm lại, R không thể đồng nhất với D, GI; hay tương tự là CH với TR. Không nắm vững nguyên lý âm vị học nên ông Bùi Hiền thiếu cơ sở để cải tiến chữ viết một cách khoa học và tất yếu sẽ đi vào ngõ cụt.

Kiều Hải

Đề xuất ‘Giáo dục’ thành ‘Záo zụk’: Chửi rủa giúp tiếng Việt ‘đẹp’ hơn?

Đề xuất ‘Giáo dục’ thành ‘Záo zụk’: Chửi rủa giúp tiếng Việt ‘đẹp’ hơn?

Đề xuất của vị PGS –TS có thể nó chưa hoàn thiện, thiếu thực tế, nhưng nếu chúng ta đối xử với nó một cách thiếu văn hóa, thì liệu nền văn hóa có cao lên được chăng?

Xem lại đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt của Nguyễn Văn Vĩnh

Xem lại đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt của Nguyễn Văn Vĩnh

VietNamNet xin giới thiệu một trong rất nhiều bài viết thể hiện nhận thức, kiến thức với đề xuất cải tiến của học giả Nguyễn Văn Vĩnh về tiếng Việt.

Có cần tiếp tục cải tiến tiếng Việt sau nhiều biến động?

Có cần tiếp tục cải tiến tiếng Việt sau nhiều biến động?

Trong những ngày qua, đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ của PGS.TS Bùi Hiền làm dấy lên một cuộc tranh luận rộng khắp trên các diễn đàn, hội nhóm nghề nghiệp.

Tên bạn là gì nếu chuyển từ Tiếng Việt sang “Tiếq Việt”?

Tên bạn là gì nếu chuyển từ Tiếng Việt sang “Tiếq Việt”?

Chỉ cần gõ tên, phần mềm sẽ tự động chuyển tên Tiếng Việt của bạn sang thành tên “Tiếq Việt” theo đề xuất đang tranh cãi.

Đề xuất cải tiến "tiếng Việt" thành "tiếq Việt"

Đề xuất cải tiến "tiếng Việt" thành "tiếq Việt"

PGS.TS Bùi Hiền, Nguyên Hiệu phó Trường ĐHSP Ngoại ngữ Hà Nội đã đề xuất cải tiến bảng chữ cái tiếng Việt như chuyển cách viết Luật giáo dục" đổi thành “Luật záo zụk”. “Tiếng Việt” thành “Tiếq Việt”, “ngôn ngữ” thành “Qôn qữ”…

Toàn bộ đề xuất cải tiến chữ viết ‘Tiếng Việt’ thành ‘Tiếq Việt’

Toàn bộ đề xuất cải tiến chữ viết ‘Tiếng Việt’ thành ‘Tiếq Việt’

VietNamNet xin giới thiệu toàn bộ đề xuất phương án cải tiến chữ quốc ngữ phần phụ âm của PGS.TS Bùi Hiền khiến dư luận xôn xao mấy ngày qua, khi ‘giáo dục’ sẽ thành ‘záo zụk’ hay ‘tiếng Việt’ thành ‘tiếq Việt’…

Gặp tác giả đề xuất cải tiến ‘Giáo dục’ thành ‘Záo zụk’

Gặp tác giả đề xuất cải tiến ‘Giáo dục’ thành ‘Záo zụk’

PGS.TS Bùi Hiền, tác giả của đề xuất cải tiến chữ cái Tiếng Việt cho biết ông bị nhiều người chỉ trích, thậm chí nói rằng bị điên dù chưa hiểu rõ câu chuyện.