Cách đây 24 năm, một cậu bé tên là David Charles Hahn đã gây xôn xao báo giới Mỹ khi cảnh sát phát hiện một lò phản ứng hạt nhân tự tạo ngay sân sau nhà cậu.

{keywords}
David đứng trước nhà kho nơi cậu đã xây dựng một lò phản ứng hạt nhân năm 17 tuổi

Câu chuyện về David Charles Hahn (sinh năm 1976 – mất năm 2016) – hay còn được gọi là Hướng đạo sinh hạt nhân - từng nhận được sự quan tâm mạnh mẽ của báo giới Mỹ.

Năm 1994 – khi David 17 tuổi, cậu đã tự tay xây dựng một lò phản ứng hạt nhân ở khoảng sân sau nhà. Nguyên liệu được lấy từ pin, đồng hồ cũ, đèn lồng, uranium, băng keo... Câu chuyện về David từng được đăng trên nhiều tờ báo cũng như 2 cuốn sách viết về cuộc đời cậu.

Sinh ra và lớn lên ở một thị trấn nhỏ, David Hahn có niềm đam mê đặc biệt với khoa học, đặc biệt là môn Hóa học.

Cậu tỏ ra là một đứa trẻ ngốc nghếch và luôn ám ảnh về các dự án khoa học. Năm 6 tuổi, David đã tự tay thực hiện các thí nghiệm. Đó cũng là thời điểm bố mẹ cậu ly hôn – một lý do khiến cậu càng trở nên say mê với thế giới của riêng mình.

David sống cùng mẹ và bạn trai của mẹ vào các ngày cuối tuần. Cậu không có bạn bè.

Năm 10 tuổi, cậu nhận được một món quà từ ông – cuốn sách có tên “Cuốn sách vàng của các thí nghiệm hóa học”. Cuốn sách khiến cậu bé luôn bận rộn vào những ngày cuối tuần và góp phần nuôi dưỡng niềm đam mê khoa học của cậu từ đó.

Cậu biến tầng hầm của mẹ thành phòng thí nghiệm. Khi lớn hơn, David đi làm thêm: giao báo, phục vụ ở cửa hàng đồ ăn nhanh… để kiếm tiền mua các nguyên vật liệu phục vụ cho sở thích của mình.

{keywords}
Tầng hầm nơi từng là phòng thí nghiệm của David

Một lần, trong buổi họp hướng đạo sinh, cậu xuất hiện với khuôn mặt vàng chóe do dùng quá liều canthaxanthin mà cậu nói là để thử phương pháp nhuộm da.

Một lần khác, trong buổi cắm trại, bạn cậu chẳng may châm lửa một đống magie dạng bột mà cậu dùng để chế tạo pháo hoa.

Bố mẹ cậu thường xuyên nghe thấy những tiếng nổ nhỏ phát ra từ phòng ngủ và tầng hầm.

Sau một tai nạn hỏa hoạn, mẹ cậu quyết định chuyển phòng thí nghiệm ra nhà kho ở sân sau nhà.

Năm 14 tuổi, David được nhận Huy hiệu Nặng lượng nguyên tử sau khi xây dựng thành công mô hình lò phản ứng hạt nhân và viết một số bài báo về phản ứng phân hạch và năng lượng hạt nhân. Chính điều này đã khiến David nảy ra một ý tưởng điên rồ.

Cậu quyết định sẽ xây dựng một lò phản ứng hạt nhân thật ngay trong nhà kho của mẹ.

Do sự thiếu giám sát của bố mẹ, trong vòng 2 năm, cậu đã xây dựng được một lò phản ứng tái sinh.

Giả vờ là một giáo viên Vật lý, cậu gọi tới Ủy ban Điều hành hạt nhân. Họ đã chỉ cho cậu cách tìm nguyên vật liệu cho dự án cũng như cách tách các chất phóng xạ.

Để có nguyên liệu, cậu gọi điện và viết thư cho nhiều cơ quan khác nhau để xin mỗi nơi một lượng nhỏ chất phóng xạ.

David tiêu tốn hơn 1.000 đô la cho việc mua pin để có lithium. Cậu dùng những nguyên liệu này cùng với băng keo để làm một lò phản ứng hạt nhân và đã thành công.

Sau khi dự án hoàn thành, mức độ phóng xạ ở khu vực nhà kho tăng lên một cách khủng khiếp. Cậu bắt đầu lo lắng cho sự nguy hiểm của những người xung quanh. Trong vòng 1 tháng, cậu có thể phát hiện được chất phóng xạ khi đứng ở 5 ngôi nhà trong khu vực. Vì thế, David quyết định tháo dỡ lò phản ứng.

Lúc 2 giờ 40 phút sáng ngày 31/8/1994, David bắt đầu tháo dỡ lò phản ứng vào chiếc xe Pontiac của mình.

Hàng xóm thì nghĩ rằng cậu đang ăn trộm lốp xe, vì thế họ gọi cảnh sát. Cậu yêu cầu cảnh sát đừng lục soát trong xe vì trong đó có chất phóng xạ. Cảnh sát nghĩ rằng đó là bom nguyên tử. Đội phá bom được gọi đến. David bị bắt giam.

Mức độ phóng xạ trong xe hơi lúc đó lớn gấp 1000 lần mức độ ở sân sau.

{keywords}
Cảnh sát kiểm tra mức độ phóng xạ và dọn dẹp hậu quả David gây ra

Các cáo buộc sau đó đã được gỡ bỏ với điều kiện David không được phép quay lại nhà mẹ cho tới khi các cơ quan chức năng của liên bang dọn sạch sẽ mọi thứ.

Câu chuyện chưa kết thúc ở đó.

Năm 1995, EPA (Cục Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ) muốn kiểm tra sức khỏe của David xem cậu có bị ảnh hưởng gì từ những thí nghiệm điên rồ hay không. Nhưng cậu từ chối.

Sau đó, cậu đăng ký tham gia lực lượng Hải quân Mỹ với mục tiêu được làm việc về lò phản ứng hạt nhân. Mong muốn này không được chấp nhận mặc dù cậu đã phục vụ cho Hải quân 4 năm.

{keywords}
David qua đời năm 40 tuổi vì ngộ độc rượu

Năm 2016, không may David qua đời do ngộ độc rượu.

Câu chuyện của David gửi tới các bậc phụ huynh một thông điệp: Năng lượng nguyên tử không xấu, nhưng các vị cần chú ý tới sở thích, đam mê của con mình. Bởi vì, một đứa trẻ hoàn toàn có thể xây một lò phản ứng hạt nhân ngay sân sau nhà mình.

Nguyễn Thảo (Theo Bored Panda)

Thầy giáo chế tạo robot đánh trống trường

Thầy giáo chế tạo robot đánh trống trường

Để tránh phiền phức khi đánh trống trường, một giảng viên ở Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long đã chế tạo ra con robot làm công việc này.

Nhóm học sinh Hà Nội chế tạo mô hình tai người phục vụ môn Sinh học

Nhóm học sinh Hà Nội chế tạo mô hình tai người phục vụ môn Sinh học

"Mô hình cấu tạo và hoạt động của tai người" do nhóm học sinh trường THCS Trưng Vương chế tạo là sản phẩm duy nhất đoạt giải Đặc biệt cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng Hà Nội năm 2017.

Sinh viên Bách khoa chế tạo robot như người thật

Sinh viên Bách khoa chế tạo robot như người thật

Một nhóm gồm 10 sinh viên ngành cơ điện tử của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã chế tạo một robot dạng người có khả năng bắt trước hành động của người đối diện.

Chuyện nam sinh chế tạo cánh tay robot 3 lần phỏng vấn đi Mỹ thi tài

Chuyện nam sinh chế tạo cánh tay robot 3 lần phỏng vấn đi Mỹ thi tài

Hơn 4 năm mò mẫm nghiên cứu, được sự trợ giúp của thầy cô bạn bè và chính những người là nạn nhân chiến tranh, Phạm Huy đã chế tạo thành công cánh tay robot có thể giúp người khuyết tật thoải mái với cuộc sống của mình.

Nữ sinh Nhật 20 tuổi chế tạo robot có thể bơi dưới nước

Nữ sinh Nhật 20 tuổi chế tạo robot có thể bơi dưới nước

Nao Kondo là 1 trong 30 gương mặt trẻ xuất sắc ở lĩnh vực Y tế và Khoa học do Forbes châu Á bình chọn.

Cậu bé chế tạo đồng hồ bị nhầm là bom và cách nước Mỹ khích lệ một đứa trẻ

Cậu bé chế tạo đồng hồ bị nhầm là bom và cách nước Mỹ khích lệ một đứa trẻ

Câu chuyện của Ahmed Mohamed đã gây chấn động nước Mỹ, không chỉ vì cậu được tổng thống Obama khen ngợi hay Mark Zuckerberg động viên, mà nó còn là đại diện cho các vấn đề về chủng tộc và niềm tin vào giới trẻ tại quốc gia này.