- Mọi người đều cho rằng các hành tinh trong Thái Dương Hệ xoay quanh mặt trời. Nhưng đối với một hành tinh khổng lồ như sao Mộc, thì thực tế nó lại không đơn giản như vậy.

Những hành tinh đáng sợ nhất trong vũ trụ
NASA: Con người có thể sống trên mặt trăng của sao Mộc
NASA bắt đầu giải mã nguồn gốc hệ mặt trời

sao moc khong xoay quanh mat troi

Theo Wikipedia, tính từ Mặt Trời thì Sao Mộc hay Mộc tinh là hành tinh thứ năm  và là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời. Nó là hành tinh khí khổng lồ có khối lượng bằng một phần nghìn của Mặt Trời nhưng bằng hai lần rưỡi tổng khối lượng của tất cả các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời cộng lại. Sao Mộc được xếp vào nhóm hành tinh khí khổng lồ cùng với Sao Thổ, (Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương được xếp vào hành tinh băng không lồ). Hai hành tinh này đôi khi được gọi là hành tinh kiểu Mộc Tinh hoặc hành tinh vòng ngoài. Hành tinh lớn nhất trong Thái Dương Hệ không hề xoay quanh mặt trời như chúng ta vẫn nghĩ, mà nó di chuyển quanh một điểm phía trên ngôi sao này.

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã giải thích rằng, với kích thước gấp 300 lần trái đất, sao Mộc có một quỹ đạo độc đáo. Nó không xoay quanh tâm của ngôi sao mà xoay quanh một điểm ở phía trên Mặt trời. Kích thước quá lớn của sao Mộc cũng khiến mặt trời phải xoay quanh điểm này, tạo nên tình trạng lắc lư.

Khi một vật thể nhỏ di chuyển quanh một vật thể lớn hơn, thì quỹ đạo của nó không phải vòng tròn hoàn hảo. Quỹ đạo của hai thiên thể sẽ có một tâm điểm chung được giới khoa học gọi là "tâm tỉ cự", và theo Tech Insider: Tâm tỉ cự luôn nằm gần vật có khối lượng lớn hơn nó. 

Trong trường hợp như mặt trời và trái đất, các tâm tỉ cự rất gần tâm mặt trời, vì mặt trời lớn hơn trái đất rất nhiều. Thực tế đó khiến chúng ta cảm thấy mặt trời là đứng yên, còn địa cầu thì di chuyển xung quanh mặt trời.

Tương tự, khi Trạm Không gian Quốc tế (ISS) xoay quanh địa cầu, cả hai đều xoay quanh tâm tỉ cự. Nhưng chúng ta không thể cảm nhận chuyển động của trái đất quanh nó vì tâm tỉ cự quá gần tâm trái đất, còn ISS di chuyển theo vòng tròn gần như hoàn hảo.

Con người có cảm giác mặt trời đứng yên vì Mặt trời lớn gấp rất nhiều lần sao Kim, sao Thủy và thậm chí sao Thổ nên tâm tỉ cự nằm sát tâm của ngôi sao.

Khối lượng của sao Mộc lớn gấp 2,5 lần tổng khối lượng cả các hành tinh còn lại trong Thái Dương Hệ. Vì khối lượng quá lớn, nên tâm tỉ cự của hai thiên thể nằm ở bên ngoài mặt trời. Theo đó, cả mặt trời và sao Mộc cùng di chuyển quanh tâm tỉ cự theo hai quỹ đạo khác nhau.

Sao Mộc cũng tác động tới cả trái đất. Một số nhà khoa học đã tin rằng lực hút của sao Mộc là lý do khiến địa cầu không quá nóng và cũng không quá lạnh,  là điều kiện quan trọng để duy trì sự sống.

Sao Mộc chứa chủ yếu hiđrô và heli - chiếm một phần tư khối lượng của nó, mặc dù heli chỉ chiếm một phần mười số lượng phân tử. Có thể có một lõi đá trong hành tinh chứa các nguyên tố nặng hơn, nhưng giống như những hành tinh khí khổng lồ khác, Sao Mộc không có một bề mặt rắn định hình.

Khám phá hố, bồn địa và “đồng bằng” trên Sao Thủy

Khám phá hố, bồn địa và “đồng bằng” trên Sao Thủy

Bề mặt Sao Thủy gồm các đồng bằng và hố va chạm lớn, cho thấy nó đã trải qua một thời gian yên tĩnh địa chất hàng tỷ năm.

Từ trường Sao Thủy như thế nào?

Từ trường Sao Thủy như thế nào?

Từ trường Sao Thủy gần như từ trường lưỡng cực phân bố trên toàn bộ hành tinh này một cách rõ ràng.

Sao Thủy và lần thăm dò bằng tàu MESSENGER

Sao Thủy và lần thăm dò bằng tàu MESSENGER

Phi vụ thứ hai của NASA đến Sao Thủy, mang tên MESSENGER (tiếng Anh: MErcury Surface, Space ENvironment, GEochemistry, and Ranging).

 

Dương Thị Uyên (tổng hợp)