Sự kiện được tổ chức nhằm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ giai đoạn 2013 – 2020.

{keywords}
 

Sau 7 năm triển khai, có 58 nhiệm vụ đã được phê duyệt và triển khai, trong đó có 55 đề tài và 03 dự án sản xuất thử nghiệm với tổng kinh phí thực hiện là hơn 311 tỷ đồng. Toàn bộ 58 đề tài, dự án triển khai trong Chương trình đã được tiến hành dựa trên cơ sở dữ liệu được điều tra và khảo sát thực tiễn với các phương pháp, cơ sở vật chất và cách tiếp cận phong phú, đa dạng và hiện đại, phù hợp với yêu cầu của từng nhiệm vụ.

Cùng đó, có 21 sản phẩm được đăng ký sở hữu trí truệ; 11 sản phẩm được công nhận độc quyền sáng chế; 5 sản phẩm được thương mại hóa. Hơn 20.000 đơn vị sản phẩm thuốc, thực phẩm, thực phẩm chức năng được sản xuất thử nghiệm theo quy chuẩn. 42 mô hình thử nghiệm, mô hình trình diễn phục vụ sinh kế, mô hình phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Khác với các chương trình điều tra cơ bản hay các chương trình nghiên cứu cơ bản, Chương trình Tây Bắc mang tính chuyển giao, ứng dụng tổng hợp, liên ngành. Các kết quả của Chương trình giải quyết được các vấn đề cấp bách tầm quốc gia tại địa phương vùng Tây Bắc như mô hình phát triển, triết lý phát triển liên ngành phù hợp với đòi hỏi thực tiễn hiện nay, giải quyết các thiếu hụt về công nghệ và tổ chức triển khai các công nghệ phù hợp với nhu cầu công nghiệp hóa và tái cơ cấu ngành nông nghiệp, cung cấp ngay các giải pháp cho giảm thiểu thiệt hại và ứng phó với tai biến thiên nhiên và xã hội ngày một tăng.

Ông Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, Chủ nhiệm Chương trình Tây Bắc chia sẻ: “Được triển khai thực hiện trong giai đoạn 2013 - 2020, Chương trình đã hoàn thành các mục tiêu đặt ra, đóng góp quan trọng vào việc xây dựng, điều chỉnh chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển nhân lực, kinh tế, xã hội bền vững theo hướng bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo an ninh, quốc phòng vùng Tây Bắc”.

{keywords}
Ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương ghi nhận và đánh giá cao một số kết quả mà Chương trình đã đạt được từ 55 đề tài và 3 dự án thử nghiệm sản xuất phục vụ xây dựng, điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển bền vững, đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Bắc; các mô hình sinh kế, nuôi trồng, chế biến, sản xuất kinh doanh, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực,… đã được nghiên cứu và chuyển giao tới một số ban, bộ, ngành, 14 tỉnh và các doanh nghiệp trong vùng Tây Bắc.

Tuy nhiên, theo ông Bình, mặc dù có sự đầu tư khá tốt cho nghiên cứu ở giai đoạn 2013-2020, nhưng một số nghiên cứu vẫn còn mang tính hàn lâm; hiểu biết về vùng chưa hoàn toàn sâu sắc; các mô hình được xây dựng và triển khai tại vùng chưa có đủ thời gian để phát huy hết các giá trị; chưa đủ thời gian và nguồn lực tài chính để triển khai xây dựng các dự án chuyển giao có sự tham gia của các địa phương, doanh nghiệp theo hướng vùng và liên kết vùng. Những nhiệm vụ trong lĩnh vực nông- lâm nghiệp đã và đang triển khai cần có thêm thời gian để tiếp tục phát triển và mở rộng, phát huy giá trị của các đóng góp khoa học và công nghệ.

“Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0, khoa học, công nghệ và văn hóa đã trở thành những nguồn lực trực tiếp và quan trọng bậc nhất của sự phát triển nhanh và bền vững của tất cả các quốc gia, dân tộc, vùng và địa phương. Tương tự như vậy đối với nước ta, nhất là đối với vùng Tây Bắc, để tìm ra lời giải tối ưu, hài hòa cho các bài toán phát triển; để phát huy tối đa các tiềm năng và lợi thế nhằm nhanh chóng thu hẹp khoảng cách phát triển so với các nước tiên tiến thì lựa chọn duy nhất là phát huy nguồn lực trí tuệ và nguồn lực con người, tức là dựa vào sức mạnh của khoa học, công nghệ và văn hóa”, ông Bình nhấn mạnh.

Hải Nguyên

Lĩnh vực Vật lý của ĐH Quốc gia Hà Nội trong nhóm 401 – 500 thế giới

Lĩnh vực Vật lý của ĐH Quốc gia Hà Nội trong nhóm 401 – 500 thế giới

Tổ chức xếp hạng đại học Shanghai Ranking Consultancy (Trung Quốc) vừa công bố bảng xếp hạng 500 đại học tốt nhất thế giới theo lĩnh vực năm 2020. Theo đó, ngành Vật lý của ĐH Quốc gia Hà Nội xếp hạng 401 – 500, đứng thứ 1 tại Việt Nam.