Đây là thông tin được GS Thuyết nêu ra tại hội thảo “Thực hiện hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới” do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức ngày 8/6.

GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết trước đây việc dạy và học trong nhà trường chủ yếu dựa vào SGK, thậm chí trải qua 3 lần cải cách giáo dục nhưng không có chương trình, chỉ có SGK. Do đó, SGK đóng vai trò rất quan trọng.

{keywords}

GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết hiện đã có khoảng 4 – 5 đơn vị chuẩn bị cho SGK

Tuy nhiên, trong Chương trình Giáo dục phổ thông mới lần này có nhiều SGK cho một môn học nên giáo viên phải nắm chắc chương trình của cả 3 cấp học mới có thể tiến hành được.

Ông Thuyết cũng thông tin hiện có khoảng 4-5 đơn vị đã chuẩn bị SGK, không chỉ cho lớp 1 mà còn cả lớp 2, lớp 6. Bản thảo SGK lớp 1 đã hoàn thiện và thực nghiệm. Còn lớp 2 và lớp 6 đang ở dạng bản thảo tác giả, chuẩn bị vẽ tranh minh họa và liên hệ thực nghiệm.

Các bộ SGK này sẽ được Hội đồng quốc gia thẩm định, nếu đạt yêu cầu sẽ đưa ra sử dụng. Tuy nhiên, việc đưa ra mấy bộ SGK còn phải cân nhắc để bước đầu không quá ngỡ ngàng. Kinh phí làm SGK được xã hội hoá, không sử dụng ngân sách Nhà nước.

"Quan trọng nhất là tuỳ thuộc vào Quốc hội thông qua Luật Giáo dục như thế nào vào khoảng giữa tháng 6 tới đây, sau đó mới có thể tiến hành các bước tiếp theo” - ông Thuyết thông tin.

Cũng tại hội thảo, ông Thái Văn Tài, Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT), cho hay tiến độ thẩm định SGK đến thời điểm này đã sẵn sàng nhưng cần phải chờ thời điểm phù hợp mới công bố.

“Theo thông tư 33/2017/TT-GDĐT quy định tiêu chuẩn SGK, quy trình biên soạn, chỉnh sửa SGK, tổ chức và hoạt động của Hội đồng Quốc gia thẩm định SGK cũng được các cơ quan có thẩm quyền chuẩn bị sẵn sàng, nhưng phải chờ tính pháp lý, tức sau khi Luật Giáo dục được thông qua vào khoảng giữa tháng 6 tới để tiến hành các bước tiếp theo” - ông Tài cho biết.

Thúy Nga

Bộ trưởng Giáo dục: Nhiều bộ SGK để tránh cứng nhắc "thầy dạy, trò chép"

Bộ trưởng Giáo dục: Nhiều bộ SGK để tránh cứng nhắc "thầy dạy, trò chép"

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định: "Một chương trình nhiều SGK giúp tránh trường hợp cứ dựa vào tài liệu đóng khung dẫn đến cứng nhắc thầy dạy trò chép".