- GS. Nguyễn Đức Tồn – người bị tố cáo đạo văn của nghiên cứu sinh và sinh viên trong những ngày qua – đã gửi đơn kiến nghị tới Thủ tướng đề nghị thẩm tra và kết luận rõ ràng về sự việc.

Trong đơn kiến nghị, GS. Tồn cho biết, ông hoàn toàn nhất trí với yêu cầu trong Công văn số 29/ HĐCDGSNN của Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước và cũng đang mong chờ các cơ quan chức năng tiến hành thẩm tra sự việc một số báo phản ánh trong thời gian qua.

Ông cho rằng, vấn đề báo chí đưa tin là hết sức hệ trọng, không chỉ liên quan đến sinh mạng khoa học, sinh mệnh chính trị và nhân phẩm công dân của cá nhân ông, mà còn liên quan uy tín của cả ngành Ngôn ngữ học VN. “Vì tôi từng là Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học kiêm Tổng biên tập tạp chí Ngôn ngữ và hiện nay là đương kim Chủ tịch Hội đồng biên tập tạp chí Ngôn ngữ, mặt khác cũng liên quan đến uy tín, chất lượng hoạt động của Hội đồng CDGS các cấp năm 2009 (năm tôi được xét phong học hàm giáo sư), do đó cần phải được tiến hành thẩm tra một cách cẩn trọng, theo đúng pháp luật”.

GS. Tồn đề nghị, việc thành lập ban thẩm tra phải bao gồm các thành viên có chuyên môn và để đảm bảo sự công bằng, khách quan. Ông đề nghị không cử vào ban thẩm tra những người đã trả lời phỏng vấn trên báo chí quy kết ông "đạo văn" như GSTrần Ngọc Thêm, Phạm Hùng Việt, Lý Toàn Thắng.

Ông Tồn cho biết, năm 2003, ông Lý Toàn Thắng và Phạm Hùng Việt đã bị ông tố cáo đạo văn cuốn Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) khi làm đề tài khoa học. Ông Nguyễn Văn Hiệp – Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam - cũng là người đang bị ông Tồn tố cáo các hành vi tiêu cực tại Viện Ngôn ngữ học và đang được các cơ quan chức năng điều tra xem xét. Ông Tồn cũng kiến nghị trường hợp của GS. Trần Ngọc Thêm trong phiên họp rút kinh nghiệm đợt xét phong chức danh GS và PGS năm 2017 của HĐCDGS ngành Ngôn ngữ học hồi tháng 12/2017 rằng, ông Thêm đã không còn nghiên cứu ngôn ngữ học mấy chục năm nay mà vẫn giữ vị trí Chủ tịch HĐCDGS ngành Ngôn ngữ học. 

Ngoài ra, ông Tồn cho rằng cần có các đại diện của Vụ Pháp lí và Thanh tra của Bộ GD-ĐT vào cuộc. “Tôi cũng đề nghị cho phép luật sư của tôi được tham dự quan sát quá trình thẩm tra để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho tôi” – đơn kiến nghị viết. 

Ông Tồn đề nghị tài liệu thẩm tra cần phải đầy đủ và đảm bảo tính hợp pháp, trong đó có Hồ sơ đề nghị xét phong GS của ông năm 2009 hiện đang lưu tại Hội đồng CDGSNN phải được niêm phong, đảm bảo đúng hồ sơ gốc để chuyển cho Ban thẩm tra, không tùy tiện lấy bất cứ cuốn nào trên thị trường để thẩm định. 

Ông Tồn còn cho rằng, nếu cơ quan quản lí nhà nước có chủ trương thẩm tra tư cách khoa học và điều kiện phong học hàm của ông trong tình huống "một số phương tiện thông tin đại chúng có phản ánh việc "đạo văn" của ông Nguyễn Đức Tồn" (trích Công văn chỉ đạo số 29/ HĐCDGSNN) thì cũng cần phải chỉ đạo xem xét tất cả các trường hợp tương tự khác cũng đã được thông tin đại chúng phản ánh đạo văn (chẳng hạn như trường hợp ông Trần Ngọc Thêm về các công trình: Cơ sở văn hóa Việt Nam và Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ). Ông Tồn cho biết có gửi kèm minh chứng theo đơn kiến nghị. 

Nguyễn Thảo

Chương trình phổ thông mới dạy học sinh tránh đạo văn từ lớp 4

Chương trình phổ thông mới dạy học sinh tránh đạo văn từ lớp 4

Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ chú trọng dạy học sinh cách tôn trọng bản quyền của người khác, tránh đạo văn.

"Đã phát hiện đạo văn nhưng lại vỗ vai nhau cho qua"

"Đã phát hiện đạo văn nhưng lại vỗ vai nhau cho qua"

Nhiều ý kiến cho rằng những người làm khoa học ở Việt Nam còn đang rất dễ dãi với nhau, từ cấp cử nhân cho tới các ứng viên GS, PGS. 

Chống đạo văn: "Có ai nói cho các em đâu!"

Chống đạo văn: "Có ai nói cho các em đâu!"

Bao nhiêu phần trăm sinh viên đại học, học viên cao học biết cách viết một bài tiểu luận đảm bảo tiêu chuẩn về đạo đức học thuật?