- Đó là một trong những nội dung mà Bộ GD-ĐT sẽ sửa đổi, bổ sung Thông tư 30 trên tinh thần khắc phục những bất cập sau 2 năm triển khai.

{keywords}
Thời gian tới, giáo viên được quyền chủ động khi nào nhận xét bằng lời, khi nào viết nhận xét vào vở hoặc sổ cá nhân. Ảnh minh họa. Nguồn: internet.

Cụ thể, theo Bộ GD-ĐT, thời gian tới, Thông tư 30 sẽ sửa đổi theo hướng như sau:

Về đánh giá thường xuyên: giữ quy định đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, không dùng điểm số nhưng Thông tư 30 sửa đổi không quy định hàng tháng giáo viên phải ghi nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục. Giáo viên được quyền chủ động khi nào nhận xét bằng lời, khi nào viết nhận xét vào vở hoặc sổ cá nhân cho phù hợp.

Về hồ sơ đánh giá: gồm Học bạ của học sinh và Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp (thay sổ theo dõi chất lượng giáo dục).

Về việc giúp cha mẹ học sinh nắm bắt mức độ học tập, rèn luyện của con em: Bổ sung, tổng hợp đánh giá thường xuyên bằng lượng hóa thành các mức A, B, C vào giữa và cuối mỗi học kỳ.

Ngoài ra, Bộ GD-ĐT sẽ hướng dẫn rõ đối tượng học sinh được khen thưởng.

Bộ GD-ĐT cho biết, hiện vẫn đang xin ý kiến cho việc sửa đổi, bổ sung Thông tư 30. Trong ngày mai, dự thảo sửa đổi Thông tư 30 sẽ được đưa lên mạng.

Cách đánh giá thường xuyên như sau:

Đối với các môn học, hoạt động giáo dục:

Giữa và cuối kỳ, giáo viên căn cứ vàoquá trình đánh giá thường xuyên, chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học, đánh giáhọc sinh theo:

-Mức A: nắm vững kiến thức, thành thạokỹ năng, vận dụng linh hoạt kiến thức kỹ năng, hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập,hứng thú với môn học hoặc hoạt động giáo dục.

-Mức B: nắm được kiến thức, có kỹ năng,biết vận dụng kiến thức kỹ năng, hoàn thành nhiệm vụ học tập môn học hoặc hoạtđộng giáo dục.

-Mức C: chưa nắm được kiến thức, thiếuhụt kỹ năng, chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập môn học hoặc hoạt động giáo dục.

Đốivới năng lực và phẩm chất:

Giữa và cuối mỗi học kỳ, giáo viên chủnhiệm căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên, đánh giá mức độ hình thành vàphát triển từng năng lực, phẩm chất của mỗi học sinh theo:

-Mức A: nhận thức đầy đủ, làm tốt, hứngthú, tự tin.

-Mức B: nhận thức được, làm được, chưathật hứng thú, chưa thật tự tin.

-Mức C: nhận thức chưa đầy đủ, chưa làmđược, chưa hứng thú, thiếu tự tin.

  • Thanh Hùng