Là một sinh viên Singapore từng đi du học, tôi thường nói về cách mình được nuôi dạy để trở thành con người của ngày hôm nay. Một buổi sáng thứ Hai khi đang ở nhà, tôi nghe tin người cha của đất nước Singapore hiện đại Lý Quang Diệu đã qua đời.

{keywords}
Lý Quang Diệu được coi là "cha đẻ" của đảo quốc Singapore

Ông đã có một trận chiến với bệnh viêm phổi nặng sáng hôm đó, nhưng trong suốt cuộc đời mình, ông đã giành chiến thắng nhiều trận chiến khác.

 Có những cuộc chiến sống còn đã được lưu lại trong những cuốn sách giáo khoa lịch sử của chúng ta. 

Ông lãnh đạo một quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên, không có nội địa, gần như là không có thứ gì. Cũng có sự trừng phạt thẳng tay với những người bất đồng chính kiến, những chính trị gia đối lập – việc mà ông cho là cái giá cần thiết cho trật tự xã hội và thành tựu về kinh tế.

Chính sách song ngữ của ông là thứ mà tôi muốn nói đến. Là một người trẻ tương đối thành công – đủ để kiếm được một suất ở trường đại học Mỹ, tôi thấy bản thân và khả năng ngôn ngữ của mình được gói gọn trong tầm nhìn của ông.

Khi Singapore giành được độc lập từ Malaysia vào năm 1965, Lý Quang Diệu đã biết rằng đất nước nghèo tài nguyên này cần có một mô hình kinh tế độc nhất.

“Chúng tôi biết rằng nếu chúng tôi giống như những người láng giềng, chúng tôi sẽ chết” – ông Lee chia sẻ với New York Times vào năm 2007. Khi các cường quốc thực dân từ bỏ sự cầm quyền, nhiều người muốn củng cố bản sắc của mình như một quốc gia độc lập bằng cách loại bỏ sự ảnh hưởng của phương Tây.

Năm 1966 Thủ tướng Diệu đã ra chỉ đạo tất cả học sinh cần phải học tiếng mẹ đẻ của mình.

“Nếu chỉ đơn ngữ trong tiếng mẹ đẻ của chúng ta, chúng ta sẽ không kiếm sống được. Còn nếu đơn ngữ tiếng Anh sẽ là một trở ngại” – ông viết trong hồi ký của mình. “Chúng ta sẽ mất bản sắc văn hóa, sự tự tin về bản thân và về vị thế của mình trong thế giới này”.

Chính sách song ngữ của ông Diệu đã gây ảnh hưởng vì nó giúp Singapore trở nên chuyên nghiệp với lực lượng lao động toàn cầu hóa.

{keywords}
Lý Quang Diệu là người rất quan tâm tới giáo dục

Trong một bức thư gửi con trai Thủ tướng Diệu – Thủ tướng Lý Hiển Long, Tổng thống Trần Khánh Viêm có viết: 

“Người Singapore ngày nay có thể tận dụng tình trạng song ngữ và song văn hóa để nắm bắt những cơ hội thể hiện bản thân mình khắp thế giới”. Một lực lượng lao động nói tiếng Anh sẽ trở thành nguồn lực tốt nhất của Singapore, tôi biết được điều này trong các lớp học lịch sử ở trường trung học, bởi vì lúc đó chúng ta có thể thu hút đầu tư trực tiếp của nhiều quốc gia ở phương Tây. Với uy thế về kinh tế của Trung Quốc, nhiều người Singapore nói tiếng Trung (người Trung Quốc chiếm ¾ dân số Singapore) cũng có thể tận dụng các cơ hội của mình. Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Singapore vào năm 2013, với hợp tác thương mại song phương lên tới 91,4 tỷ đô la.

Trong những năm đầu lập quốc, đây cũng là một công cụ gắn kết xã hội đối với một quốc gia được tạo thành từ người Trung Quốc, người Malay và người Ấn Độ gốc Do Thái.

 Tiếng Anh cho họ một nền tảng để giao tiếp xã hội cũng như cạnh tranh ở trường học trên cơ sở bình đẳng, nhưng tiếng mẹ đẻ giúp họ giữ được gốc gác. Nó giúp xoa dịu những căng thẳng về sắc tộc – yếu tố có thể cản trở sự phát triển về kinh tế.

Thủ tướng Diệu được báo chí gọi là “cha đẻ” của Singapore – với tôi, đó là một sự đánh giá công bằng, bởi vì tôi thấy hành trình cuộc đời tôi gói gọn trong quan điểm của ông. 

Kể từ khi tốt nghiệp phổ thông, vốn tiếng Trung của tôi trở nên mai một – nhưng những năm tháng học ngôn ngữ này đã giúp tôi có được cảm giác trực quan về thứ mà một số người gọi là ngôn ngữ khó học nhất thế giới. 

Khả năng đọc các tài liệu tài chính bằng tiếng Trung và dịch các bài báo (dù là với một cuốn từ điển Trung-Anh bên cạnh) không chỉ giúp tôi trong công việc, mà còn định hình hướng đi trong sự nghiệp của tôi - một nhà báo theo dõi các nền kinh tế mới nổi của châu Á.

Ở trường, khi bạn bè người Ấn và người Malay của tôi bỏ các lớp học tiếng mẹ đẻ, tôi vẫn luôn nhắc nhở mình rằng hoàn cảnh và văn hóa khác biệt cần được hiểu và tôn trọng. Việc học song ngữ dạy tôi một bài học quan trọng về việc sống giữa các nền văn hóa khác biệt. Nó giúp tôi rất nhiều khi sống ở một quốc gia đa văn hóa như Mỹ.

Nhưng có lẽ điều thú vị nhất trong chính sách song ngữ của Thủ tướng Diệu là cá nhân ông đã rất khó khăn trong việc vật lộn với tiếng Trung. Bố mẹ nói tiếng Anh hoàn toàn. ông kể lại những khó khăn của mình khi học thứ tiếng này trong cuốn sách “Thách thức cả đời tôi: Hành trình song ngữ của Singapore”. 

Với ông, học tiếng Trung là một trận chiến khó khăn – giống như những thử thách trong sự nghiệp chính trị của ông để giúp một hòn đảo nhỏ bé sống sót và sau đó là phát triển mạnh mẽ. Tôi thực sự biết ơn sự kiên trì của ông.

Bài viết của Yunita Ong – nhà báo phụ trách khu vực châu Á của Forbes.

  • Nguyễn Thảo (Theo Forbes)