- Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) sẽ tiếp tục tập trung nguồn lực để Mạng lưới trung tâm Sở hữu trí tuệ (SHTT) và chuyển giao công nghệ trong các viện nghiên cứu, trường đại học vận hành ổn định, giúp cho các trường đại học,viện nghiên cứu tăng cường năng lực nội tại trong việc xác lập quyền SHTT và chuyển giao công nghệ.

{keywords}
Thứ trưởng Bùi Thế Duy chia sẻ tại hội thảo “Xây dựng chính sách SHTT cho các trường đại học và viện nghiên cứu”

Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bùi thế Duy tại hội thảo “Xây dựng chính sách SHTT cho các trường đại học và viện nghiên cứu” do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức từ ngày 26 - 28/11.

Hội thảo nhằm cung cấp cho các đại biểu các kiến thức trong quản trị tài sản trí tuệ, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, thương mại hóa sản phẩm, kết nối giữa viện/trường và các tổ chức khác và xây dựng một chính sách sở hữu trí tuệ phù hợp cho tổ chức của mình.

Hội thảo nằm trong các hoạt động thuộc Dự án “Khởi tạo môi trường sở hữu trí tuệ” do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực sáng tạo, quản lý và thương mại hóa công nghệ của các nước đang phát triển và kém phát triển đã được triển khai tại một số nước trong khu vực như Malaysia, Thái Lan, Phillipin, Ấn Độ, Iran, Mông Cổ.

Tại Việt Nam, Dự án đang ở giai đoạn khởi động và sẽ thực hiện trong 5 năm 2018-2022. Trong khuôn khổ Dự án, sẽ hình thành một mạng lưới theo mô hình “trục xoay và nan hoa”, gồm các tổ chức hỗ trợ (trục xoay) và các trường đại học, viện nghiên cứu (nan hoa). Trục xoay đóng vai trò hỗ trợ và điều phối các nan hoa trong quá trình phát triển công nghệ, xác lập quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể là bảo hộ sáng chế đối với các công nghệ có tiềm năng và tiếp đó, thương mại hóa các sáng chế đó. Hoạt động của Dự án bao gồm đào tạo cán bộ cho mạng lưới, thiết lập liên kết giữa các trường đại học, viện nghiên cứu với nhau và với các nhà đầu tư, góp phần hỗ trợ thương mại hóa sáng chế.

Có thể thấy, trong những năm qua, trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam đã tích lũy được năng lực, đóng góp nhiều cho sự phát triển KH&CN của Việt Nam. Các công bố quốc tế, đặc biệt các bài báo trên tạp chí ISI cũng đã tăng nhanh.

Tuy nhiên, có một “điểm yếu” của viện nghiên cứu, trường đại học Việt Nam là gần như chưa cụ thể hóa các kết quả, chưa biến các kết quả thành tài sản. Hiện trạng này thể hiện thông qua số lượng đăng ký sáng chế hàng năm ở Cục SHTT với hơn 200-300 đơn đăng ký sáng chế của người Việt Nam. Điều đáng nói ở dây, các sáng chế gia tăng chủ yếu ở khu vực tư nhân và các chủ thể khác.

Thêm một thực tế, các trường đại học, viện nghiên cứu đang gặp khó khăn và thiếu kinh nghiệm với một hợp đồng nghiên cứu, đồng nghiên cứu cùng với doanh nghiệp nên lập các điều khoản về SHTT như thế nào…và gần như bỏ qua điều khoản này.

Vì vậy, chúng ta phải tự đặt ra câu hỏi, tại sao các kết quả nghiên cứu của trường đại học, viện nghiên cứu được thừa nhận là tốt, quốc tế thừa nhận, thậm chí nhiều kết quả góp phần phát triển KT-XH, nhưng kết quả hữu hình lại hạn chế. Nói chính xác là chúng ta chưa quen với cách bảo hộ tài sản, đưa tài sản thành tài sản trí tuệ có giá trị, thành tiền thông qua thương mại hóa.

Để giái quyết vấn đề này, trong tháng 3/2017, bên lề chuyến thăm Việt Nam của Tổng giám đốc Tổ chức SHTT thế giới Francis Gurry, Cục SHTT đã phối hợp với WIPO tổ chức Hội thảo về Nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo tại trường đại học và viện nghiên cứu thông qua mô hình “trục xoay và nan hoa”, Tọa đàm về thực trạng hoạt động nghiên cứu triển khai, bảo hộ sáng chế và thương mại hóa sáng chế tại trường đại học và viện nghiên cứu.

Cho đến thời điểm này, Bộ KH&CN đã kết nối được mạng lưới gồm 30 trung tâm SHTT và chuyển giao công nghệ (TISC) trong các trường đại học/viện nghiên cứu. Trong số 30 thành viên này, có 20 viện nghiên cứu/trường đại học đăng ký tham gia Dự án “Khởi tạo môi trường sở hữu trí tuệ” do WIPO hỗ trợ.

Sau lần phỏng vấn thứ nhất, WIPO đã sơ bộ chọn 12 đơn vị tham gia Dự án. Sau cuộc họp tham vấn lần này, WIPO sẽ chính thức ký kết và triển khai các hoạt động của Dự án Khởi tạo môi trường sở hữu trí tuệ. Để triển khai Dự án, Bộ KH&CN sẽ xem xét thành lập Ban chỉ đạo gồm lãnh đạo các cơ quan quản lý, các trường đại học, viện nghiên cứu. Bên cạnh đó, Văn phòng Dự án sẽ được thành lập và được đặt ở Cục SHTT.

“Nếu coi SHTT là sáng chế, là “công cụ” cho mọi hoạt động thì “công cụ” ở đây chính là thể hiện bản chất của hoạt động SHTT" - ông Richard S. Cahoon, Giáo sư kiêm nhiệm Chương trình Quốc tế, ĐH CornelL, Mỹ nói. Ông Cahoon cũng ví von về hình ảnh “chiếc búa” quyền lực có thể xây dựng những gì chúng ta cần xây lại, ở đây chính là phát triển kinh tế, việc làm, công nghệ mới…chính vị vậy, “công cụ” cần phải được dùng đúng lúc”.

Ông nhấn mạnh, dự án khởi tạo này phải được đặt vào tay những “thợ xây” có năng lực. Bởi không thể xây dựng một cấu trúc trên nền móng yếu kém. Một ý tưởng sáng tạo, tạo ra một hệ thống sáng tạo, một sản phẩm dịch vụ, một công ty về ĐMST phải đựa trên nền móng vững chắc về chính sách và SHTT.

Bên lề hội thảo, ngày 29-30/11 tại Hà Nội và ngày 3-4/12 tại TP. HCM, WIPO sẽ tổ chức cuộc họp tham vấn lần 2 với các đơn vị được lựa chọn tham gia Dự án “Khởi tạo môi trường sở hữu trí tuệ”. Các đơn vị được lựa chọn tham gia Dự án sẽ nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ WIPO và Cục SHTT để phát triển tài sản trí tuệ đối với công nghệ mà mình tạo ra.             

Mai Hà

Việt Nam ký kết hợp tác với Pháp về công nghệ vũ trụ và sở hữu trí tuệ

Việt Nam ký kết hợp tác với Pháp về công nghệ vũ trụ và sở hữu trí tuệ

Lễ ký kết diễn ra dưới sự chứng kiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Pháp Francois de Rugy, Quốc vụ khanh phụ trách vấn đề bình đẳng giới Marlène Schiappa và đại diện lãnh đạo cấp cao hai Bên.

Tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ giữa Việt Nam và Singapore

Tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ giữa Việt Nam và Singapore

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Singapore của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, sáng 28/11, Bộ trưởng Bộ KHCN Chu Ngọc Anh đã thăm và làm việc với Bộ Pháp luật và Tài chính Singapore.

Sẽ trình chiến lược quốc gia về sở hữu trí tuệ vào cuối năm

Sẽ trình chiến lược quốc gia về sở hữu trí tuệ vào cuối năm

Dự thảo Chiến lược dự kiến sẽ được trình Thủ tướng Chính phủ xem xét vào cuối năm 2017.

Việt Nam được bầu làm Chủ tịch Đại hội đồng Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới

Việt Nam được bầu làm Chủ tịch Đại hội đồng Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới

Đại sứ Dương Chí Dũng - Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva đã được bầu làm Chủ tịch Đại hội đồng WIPO năm nhiệm kỳ 2018-2019