Nhà vệ sinh trường học bẩn - “lời kêu cứu” từng bị bỏ qua

Trẻ đến trường, điều phụ huynh quan tâm nhất có lẽ là thành tích học tập của con, chất lượng dạy học và những mối quan hệ với thầy cô, bạn bè. Ít cha mẹ nào ưu tiên chú trọng vấn đề vệ sinh tại trường cho đến khi nhận thấy nhiều hệ lụy nguy hiểm về sức khỏe và tâm lý trẻ.

Thực trạng nhà vệ sinh trường học không vệ sinh ảnh hưởng cả thể chất lẫn tinh thần, khiến các em dễ bị nhiễm khuẩn tiêu hoá, đau bụng, táo bón, hoặc thậm chí là rối loạn tâm lý sợ đi học. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 88% trường hợp bệnh tiêu chảy là do nguồn nước không đảm bảo, tình trạng vệ sinh kém. Trong khi đó, theo cáo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) và Bộ Y tế năm 2008, có tới khoảng 88% trường học ở nông thôn Việt Nam không có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn do Bộ Y tế ban hành.

{keywords}
 Nhiều trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng cả sức khỏe lẫn tâm lý do nhà vệ sinh trường học bẩn

Thiếu nhân lực dọn dẹp, cơ sở vật chất thiếu thốn, số lượng học sinh quá tải, ý thức học sinh còn kém cộng với mối bận tâm của cộng đồng về vấn đề vệ sinh học đường chưa cao chính là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng vệ sinh hạn chế lúc bấy giờ.

Những nỗ lực thiết thực “giải cứu” nhà vệ sinh trường học

Hiểu được thực tế đó và nhận thấy tầm quan trọng đến từ sự quan tâm đúng mực của cộng đồng, gia đình, nhà trường đối với chất lượng vệ sinh học đường, nhãn hàng Vim thuộc Công ty Unilever Việt Nam đã khởi động “Hành trình nhà vệ sinh sạch khuẩn” từ năm 2008 nhằm tuyên truyền, giáo dục và cải thiện tình trạng vệ sinh học đường.

Cụ thể, trong năm 2018, Vim đã thành công kêu gọi cộng đồng mua hàng để đóng góp xây dựng nhà vệ sinh sạch khuẩn cho 20.000 trẻ em vùng nông thôn. Đến năm 2019, chương trình truyền thông “Sạch học đường, sáng tương lai” của Vim lại góp phần thay đổi nhận thức phụ huynh, giúp bố mẹ nhận ra nhiều trẻ em đang chịu đựng “ác mộng” nhà vệ sinh bẩn ở trường, đứng trước nguy cơ nhiễm bệnh. Từ đó, các phụ huynh đã góp nên sự thay đổi bằng chính những giỏ hàng có sản phẩm Vim, trao đi gần 6.000 chai Vim để “giải cứu” nhà vệ sinh bẩn.

{keywords}
 Vim hướng đến giải quyết mọi nguyên nhân khiến nhà vệ sinh bẩn, từ cơ sở vật chất cho đến ý thức học sinh

Kết hợp cùng nỗ lực từ cả gia đình và nhà trường, đến năm 2019, số lượng nhà vệ sinh chưa đạt chuẩn chỉ còn 40% và được dự đoán sẽ giải quyết xong trong vòng 2 năm tới (theo thống kê sơ bộ của Bộ GD&ĐT).

Trước những kết quả tích cực này, năm 2020, Vim tiếp tục đẩy mạnh các chiến dịch truyền thông giúp bố mẹ nhận ra ý thức học sinh đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nhà vệ sinh sạch khuẩn.

Tình trạng trẻ nhịn không dám đi vệ sinh có thể xuất phát từ việc bạn đi trước không dội hay vứt rác bừa bãi khiến toilet bốc mùi, trông “đáng sợ”. Dù người lớn có nỗ lực xây sửa, dọn rửa đến đâu mà học sinh thiếu ý thức, nhà vệ sinh trường học sẽ khó lòng duy trì dài lâu. Tuy nhiên, ở độ tuổi còn hiếu động, rất khó để trẻ nghiêm túc thực hiện các hành vi vệ sinh tại đường, khi không có người cạnh bên quan sát hay nhắc nhở. Việc giáo dục ý thức vệ sinh cho trẻ nhỏ là một quá trình cần sự kiên nhẫn và phương pháp giáo dục hợp lý từ bố mẹ và nhà trường.

Song song với việc tuyên truyền về vấn đề này, Vim cũng đưa ra những công cụ gần gũi, thân thiện giúp giáo dục ý thức vệ sinh của các em. Trong đó, MV “Sạch khuẩn học đường - Chuẩn anh hùng Vim” đã nhận được đông đảo sự ủng hộ của các gia đình với hơn 6 triệu lượt xem trên Youtube.

Song song, Hộp Háo hức phiên bản chuẩn Vim với nội dung vui nhộn và thú vị nhưng vẫn mang tính giáo dục cao, Vim góp phần giúp học sinh rèn luyện ý thức giữ vệ sinh chung tốt hơn.

{keywords}
 Diễn viên Đinh Ngọc Diệp đánh giá cao biệt đội anh hùng diệt khuẩn chuẩn Vim và Hộp Háo Hức trong việc giúp trẻ cải thiện ý thức vệ sinh

Kết quả của những nỗ lực kể trên, Vim đã tiếp cận và nâng cao ý thức vệ sinh cho hơn 200.000 học sinh trên khắp cả nước. Không dừng lại ở đó, năm 2021 sắp tới, Vim đặt ra mục tiêu thay đổi ý thức cho thêm 100.000 trẻ em thông qua việc triển khai các giáo cụ sáng tạo, mới mẻ trong trường học.

Kim Phượng