Cụ thể, năm 2020, Việt Nam đạt 473/800 điểm, xếp thứ 13/24 châu Á và 65/100 quốc gia và khu vực trên thế giới. 

Hai thành phố có khả năng thông thạo tiếng Anh cao nhất của Việt Nam vẫn là Hà Nội và TP.HCM. Tuy nhiên, so với thế giới, mức điểm này vẫn chỉ thuộc nhóm thông thạo thấp.

Cũng theo báo cáo, châu Âu tiếp tục dẫn đầu thế giới về trình độ tiếng Anh với 8 nước nằm trong top 10. Trong đó, đứng đầu thế giới là Hà Lan với điểm đánh giá 652/800; theo sau lần lượt là Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy, Áo, Bồ Đào Nha, Đức, Bỉ,…

{keywords}

Bảng xếp hạng 100 quốc gia và khu vực về khả năng sử dụng tiếng Anh

Còn ở châu Á, Singapore tiếp tục là nước dẫn đầu với 611 điểm và cũng xếp thứ 10 thế giới. Đây cũng là quốc gia duy nhất ở khu vực châu Á được đánh giá thông thạo tiếng Anh ở mức độ rất cao. Xếp thứ 2 châu Á là Philippines với 562 điểm, xếp trong nhóm thông thạo cao. Các quốc gia và vùng lãnh thổ còn lại ở trong nhóm trung bình, thấp và rất thấp.

Năm 2020 là năm thứ 10 Tổ chức EF Education First của Thụy Sĩ thực hiện bảng xếp hạng khả năng sử dụng tiếng Anh EF English Proficiency Index, dựa trên dữ liệu từ hơn 2,2 triệu người thuộc 100 quốc gia và vùng lãnh thổ không sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ.

Đây cũng là lần đầu tiên, thang điểm của EF EPI được chuyển sang 800 thay vì 100 như trước đây để phù hợp với Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của châu Âu.

Bảng xếp hạng vẫn chia làm 5 nhóm: mức độ thông thạo rất cao (ứng với cấp độ C1 và C2), cao (ứng với cấp độ B2), trung bình (ứng với cấp độ B2), thấp (ứng với cấp độ B1) và rất thấp (ứng với cấp độ B1 và A2).

Thúy Nga

Tỷ lệ giáo viên tiếng Anh thi đạt năng lực ngoại ngữ thấp

Tỷ lệ giáo viên tiếng Anh thi đạt năng lực ngoại ngữ thấp

Đó là tồn tại được đại diện Bộ GD-ĐT chỉ ra về hoạt động bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ giáo viên Tiếng Anh phổ thông.