Theo đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong giai đoạn 2016-2020, toàn tỉnh Hà Nam sẽ đào tạo nghề cho 32.000 lao động nông thôn. Trong đó, 6.500 người sẽ được đào tạo nghề nông nghiệp, 25.500 người được đào tạo nghề phi nông nghiệp.

{keywords}
Hà Nam ưu tiên đào tạo nghề cho hộ cận nghèo, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác.

Cụ thể, Hà Nam sẽ ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác. Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn được thực hiện theo quy định của Nhà nước và tình hình thực tế của địa phương.

Hiện trên địa bàn tỉnh Hà Nam có 23 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, với tổng số 782 giáo viên, bao gồm 05 trường cao đẳng; 05 trường trung cấp; 05 trung tâm giáo dục nghề nghiệp và 08 cơ sở có hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Trên cơ sở điều tra, khảo sát, tổng hợp nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn, các đơn vị, các địa phương đã tập trung triển khai nhân rộng các mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn; dạy nghề gắn với các doanh nghiệp, làng nghề, vùng chuyên canh, xã xây dựng nông thôn mới.

Ưu tiên tổ chức dạy nghề đối với lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác, lao động nữ, lao động là người khuyết tật.

Năm ngoái, các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh đã tuyển sinh và đào tạo cho 21.621 người (đạt 105,5% chỉ tiêu kế hoạch giao)

Ngọc Anh