{keywords}
Đỗ Đức Mười với một bộ trang phục thiết kế nhân vật anh hùng. Ảnh: NVCC

Đỗ Đức Mười (sinh năm 1997) là một trong những bạn trẻ được biết đến trong cộng đồng cosplay nhờ những trang phục hoá trang các nhân vật truyện tranh, phim anh hùng vô cùng ấn tượng.

Cách đây hơn một năm, Mười cũng được giới trẻ biết đến sau khi tham gia chương trình Shark Tank và nhận được đầu tư hơn 3 tỷ đồng mặc dù sau đó sự hợp tác giữa 2 bên không diễn ra.

Từ làm vì yêu thích, đến nay Mười đã biến công việc này thành sự nghiệp để theo đuổi. Chuyện bắt đầu từ năm cậu học lớp 11. Vốn tham gia tích cực vào các hoạt động đoàn đội, Mười thường xuyên phải viết kịch bản, xây dựng các chương trình văn nghệ cho trường. Nhưng đến một lúc, cậu cảm thấy “chán” với những tiết mục ca múa nhạc thông thường. Mười nghĩ đến một tiết mục hoá trang các nhân vật yêu thích từ những vật liệu quen thuộc hằng ngày.

Ban đầu, Mười không nghĩ rằng mình có thể kiếm tiền từ nó. Cậu khoe sản phẩm lên Facebook, được bạn bè thích, đặt hàng rồi giới thiệu tới những sân chơi hoá trang ở Hà Nội. Từ đó, cậu mới biết là có một nghề làm ra những thứ này, tuy nhiên rất khó để tìm cho nó một cái tên chính thức. Cậu tạm gọi mình là người tạo hình, làm sản phẩm chế tác. Còn trên thế giới, người ta gọi nghề của Mười là “prop maker”.

Đam mê được nhen nhóm từ đây, cậu bắt đầu mày mò nâng cấp những sản phẩm của mình ngày một tinh xảo hơn, bằng những chất liệu chuyên nghiệp hơn. Mười muốn gắn bó với công việc này lâu dài, tuy nhiên như nhiều phụ huynh khác, bố mẹ muốn cậu thi đại học. Không thuyết phục được bố mẹ khi chưa có gì trong tay, cậu thi và đỗ Trường ĐH Kiến trúc ngành Thiết kế nội thất.

{keywords}
Mười và các bạn trẻ tham gia vào một lễ hội hoá trang ở Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Thảo

{keywords}

Những bộ trang phục này có giá dao động từ 5-10 triệu đồng/ bộ. Ảnh: Nguyễn Thảo

{keywords}

Thời gian mà khách hàng yêu cầu càng ngắn thì giá trang phục càng cao. Ảnh: Nguyễn Thảo

{keywords}

Những bộ trang phục ấn tượng của Mười thực sự thu hút giới trẻ. Ảnh: Nguyễn Thảo

Trong suốt những năm đại học, Mười vẫn tiếp tục công việc của mình và tự ý nghỉ học khi đang dở năm thứ 3. “Lúc ấy, em cảm thấy công việc của mình đã có sự ổn định nhất định và đã có định hướng cho tương lai”.

“Thầy cô, bạn bè cũng nói ‘sao không cố học nốt để lấy cái bằng’. Nhưng em vẫn nghỉ vì thích làm theo đam mê của mình hơn. Tuy nhiên, không tránh khỏi những lúc thấy tủi thân khi thấy bạn bè đăng ảnh đi học. Những lúc ấy có thể bật khóc được vì bỗng dưng thấy tiếc nuối điều gì đó”. 

Nhưng Mười khẳng định nếu cho chọn lại, cậu nghĩ mình vẫn sẽ làm thế.

“Em cảm thấy may mắn khi sáng mở mắt dậy được làm công việc mình thích. Đó chẳng phải là công việc trong mơ của rất nhiều người sao?”.

Khi được hỏi phản ứng của bố mẹ ra sao khi biết tin con trai nghỉ học, Mười nói, đến tận sau khi đã nghỉ một năm, cậu mới thông báo trong lần đầu tiên bố mẹ lên Hà Nội thăm. “Em đi học không xin tiền bố mẹ nên em nghỉ học bố mẹ không biết. Nhưng có vẻ như bố mẹ cũng đoán ra em đã nghỉ học từ lâu”.

Mười tự tin khẳng định, cậu có tính tự lập cao. Khi chưa thi đại học, cậu đã tự xuống Hà Nội ôn thi môn vẽ, thuê nhà ở một mình, đi thi một mình.

“Thời sinh viên, em kiếm được khoảng 10 triệu/ tháng nhưng thuê nhà mất 6 triệu” – Mười chia sẻ. 

{keywords}

Các bộ trang phục được làm từ nhiều chất liệu: nhựa, xốp, vải... Ảnh: Nguyễn Thảo

{keywords}

 

Đối tượng khách hàng của Mười cũng thay đổi và mở rộng theo giai đoạn. Ban đầu, khách hàng là những cá nhân thích nghệ thuật hoá trang. Sau đó, cậu chuyên sang làm cho các nghệ sĩ, đoàn phim. Hiện tại, khách hàng của Mười chủ yếu là các doanh nghiệp. “Ví dụ, một sự kiện âm nhạc cần một con robot tương tác với khán giả, một số hãng game lớn cần trang phục quảng cáo cho nhân vật…”.

“Tất nhiên, dòng siêu nhân chỉ là một phần trong số những sản phẩm mà bọn em đang làm. Bọn em có thể làm rất nhiều thứ, từ trang phục thời trang, hoá trang tới đồ “decor”, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, bàn ghế, tượng… Các sản phẩm chỉ khác nhau về hình thái, còn cách tạo ra sản phẩm là như nhau” – Mười chia sẻ.

Chàng trai sinh năm 1997 nói công việc đặc biệt này đòi hỏi người làm phải học và biết rất nhiều thứ, từ may, tạo hình, điêu khắc cho tới gia công gỗ. “Mọi thứ đều đi... học lỏm. Ngày xưa, mẹ làm may nên em có được tiếp xúc với máy may. Sau này, em học bằng cách xem các video của nước ngoài hướng dẫn. Ở Việt Nam không có ai hay ở đâu dạy những thứ này. Toàn bộ tài liệu em tìm tòi và học miễn phí trên mạng”.

{keywords}

Trang phục của Mười phục vụ cho một sự kiện. Ảnh: NVCC

{keywords}

Những bộ trang phục đôi khi được làm đi làm lại rất nhiều lần mới ra được sản phẩm ưng ý. Ảnh: NVCC

Khó khăn lớn nhất của Mười là khoảng nửa năm đầu sau khi xuống Hà Nội học đại học. Sản phẩm bán được chỉ đủ chi phí hoạt động vì chi phí nhà xưởng quá cao. Thời gian đó, Mười phải xoay vòng vốn, làm thêm ngoài và có khi phải vay mượn để nuôi đam mê. Sau đó, thị trường bắt đầu rộng mở hơn. Trong vòng một năm gần đây, nhóm của Mười từ 3 người đã phát triển lên 15 người – trong đó có cả nhân viên làm toàn thời gian và bán thời gian.

“Nghề này rất kén người làm. Mọi người đến đây đều phải tự học, không có trường lớp nào dạy. Phẩm chất đặc biệt quan trọng là sự kiên trì. Có những sản phẩm phải làm đi làm lại nhiều lần mới ra được kết quả ưng ý”.

Một trong những khó khăn khác là thị trường cho những sản phẩm của Mười chưa rộng. Bản thân người làm phải đi mở thị trường, giới thiệu những cái mình đang làm và có thể làm được tới các doanh nghiệp, đơn vị tiềm năng.

{keywords}

Những con robot cao từ 2-3 mét trở lên có giá từ 20-30 triệu đồng. Ảnh: NVCC

{keywords}

Những sản phẩm cao từ 3 mét trở lên có giá 40 triệu đồng. Ảnh: NVCC

{keywords}

Một trong số những sản phẩm ấn tượng của nhóm. Ảnh: Nguyễn Thảo

Hiện tại, Mười đang ứng dụng công nghệ in 3D cho những sản phẩm của mình. Việc sử dụng nhiều sức lao động thủ công cũng là một điểm yếu mà cậu muốn khắc phục. Tới đây, nhóm của cậu sẽ được chuyển tới làm việc ở một nhà xưởng có diện tích gấp 8 lần xưởng cũ  - đánh dấu một bước phát triển mới của công việc.

Cậu thường xuyên đặt ra những mục tiêu ngắn hạn cho mình. Trước đây, Mười từng nói mong muốn xây dựng một công viên khủng long của Việt Nam, nhưng đó cũng chỉ là một phần ước mơ của chàng trai 22 tuổi. Ước mơ lớn hơn của cậu là góp phần xây dựng một môi trường giải trí ở Việt Nam lớn hơn, đa dạng hơn.

Với công việc của mình, Mười muốn quy chuẩn nghề nghiệp để đạt được tính an toàn, khoa học và chuyên nghiệp giống như nó đang phát triển ở nước ngoài.

“Em luôn có niềm tin vào công việc của mình. Em thấy nó đang phát triển và có tiềm năng sau này” – Mười khẳng định đầy tự tin.

Nguyễn Thảo

Cô gái đình đám với ‘start-up’ 2 triệu USD

Cô gái đình đám với ‘start-up’ 2 triệu USD

Sinh năm 1993, Phạm Khánh Linh đang sở hữu một “start-up” đình đám trong cộng đồng khởi nghiệp với số vốn gọi được cho đến nay đã lên tới hơn 2 triệu USD.