- Bức ảnh chụp cô gái trẻ 23 tuổi người Việt Nam nhiễm chất độc da cam đã đoạt giải Nhì trong cuộc thi ảnh nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng Ngày Kỹ năng thanh niên thế giới năm 2018 của UNESCO-UNEVOC.

Tham gia cuộc thi đã có hơn 200 tác phẩm được gửi từ khắp nơi trên thế giới, tập trung vào ba lĩnh vực ưu tiên theo Chiến lược TVET của UNESCO là: Khuyến khích thanh niên làm việc – cho thấy tuổi trẻ có thể áp dụng kỹ năng vào thực tế; Tăng cường tính công bằng và bình đẳng giới – cho thấy cách tiếp cận phát triển kỹ năng nên dành cho tất cả những người trẻ tuổi và có thể vượt qua các định kiến ​​về giới; Tạo thuận lợi cho quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế và xã hội bền vững - cho thấy những người trẻ với kỹ năng xanh và kỹ thuật số (ICT) có thể xây dựng xã hội bền vững, giúp giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Trong số đó có 3 tác phẩm xuất sắc đoạt giải trong cuộc thi.

{keywords}

Bức ảnh đoạt giải Nhất này được chụp ở huyện Muhanga, tỉnh phía Nam Rwanda. Gloriose Mukanyandwi năm nay 25 tuổi. Cô bị mất đi một chân vì mắc căn bệnh ung thư. Thông qua sự hỗ trợ của một tổ chức địa phương, Gloriose Mukanyandwi hiện đang học làm giày. (Tác giả: Sibomana Gilbert, Rwanda).

{keywords}

Bức ảnh đoạt giải Nhì này được chụp ở khu vực Nam 24 Parganas Tây Bengal, Ấn Độ. Đây là hình ảnh học sinh đang hân hoan khi sản xuất một bộ quần áo hoàn chỉnh. Điều này cũng đã mang lại nụ cười hài lòng cho giáo viên. (Tác giả: Amitava Chandra, India)

{keywords}

Bức ảnh đoạt giải Ba này được chụp tại Việt Nam. Người trong bức ảnh là Liễu, 23 tuổi. Cô là nạn nhân chất độc màu da cam. Trước đây, cô không thể làm bất kỳ công việc nào và phải sống bằng sự hỗ trợ của nhà nước. Nhưng hiện tại, Liễu có thể tự kiếm tiền bằng cách tạo ra những bông hoa nhỏ. Ở Việt Nam, vẫn còn rất nhiều người chung số phận như Liễu. Cô chính là tấm gương cho nhiều người khác cùng vượt lên nghịch cảnh. (Tác giả: Linh Pham, Vietnam)

Ngoài ra có 20 tác phẩm khác lọt vào vòng chung kết. Dưới đây là một số tác phẩm tiêu biểu:

{keywords}

Ở những ngôi làng xa xôi của xứ Sunderban, công nghệ số vẫn nằm ngoài giáo dục phổ thông. (Tác giả: Debdatta Chakraborty)

{keywords}

Trồng dứa là ngành nông nghiệp đóng góp hơn 20% GDP của đất nước và tạo việc làm, giảm nghèo ở nông thôn Bangladesh. Nhiều tổ chức chính phủ và phi chính phủ đã thiết lập các dự án khác nhau để mọi người nhận thức về nông nghiệp thông minh cũng như các sản phẩm dựa trên công nghệ. Sau khi được đào tạo, những người trẻ tuổi đang canh tác, thu hoạch dứa và đóng góp cho tương lai tốt đẹp hơn của Bangladesh. (Tác giả: Moniruzzaman Sazal)

{keywords}

Thanh niên tham gia vào khóa đào tạo kỹ thuật sản xuất sản phẩm nhôm ở Keraniganj, Dhaka, Bangladesh để nâng cao tay nghề. Sau khi hoàn thành khóa đào tạo, họ tham gia các công ty sản xuất nhôm có uy tín và đóng góp cho nền kinh tế của đất nước. (Tác giả: Moniruzzaman Sazal)

{keywords}

Mũ tre truyền thống là sản phẩm chủ yếu được sản xuất bởi phụ nữ. Sự thấu hiểu nghệ thuật khiến phụ nữ làm mũ tre đẹp hơn. Cô gái này đã học cách làm mũ tre từ những ngày niên thiếu. Hiện tại cô đã trở thành một nghệ nhân khéo léo và tạo ra nguồn thu nhập từ việc làm mũ tre. (Tác giả: Aung Ya)

{keywords}

Sửa chữa những chiếc xe bị hỏng vốn là công việc được thống trị bởi những người đàn ông ở Ghana. Tuy nhiên ngày nay, phụ nữ trẻ Ghana với niềm đam mê và kỹ năng sửa chữa xe ô tô đã táo bạo tham gia vào lĩnh vực này. (Tác giả: Wendy Obeng)

{keywords}

Cecilia Wambui, sinh viên đang theo một khóa học ngắn về sửa chữa di động. Khóa học nhằm mục đích trao quyền cho thanh thiếu niên các kỹ năng để họ có bắt đầu kinh doanh riêng hoặc tìm việc làm. (Tác giả: Jane Kinyutu)

{keywords}

Jari, nghệ thuật thêu vốn rất thịnh hành trong thời kỳ trung cổ, đang dần mất đi ở Ấn Độ. Ở một số trung tâm dạy nghề đã dạy về Jari và Chikon không chỉ giúp phụ nữ nông thôn kiếm sống mà còn giúp phục hồi cho nghệ thuật đã mất. (Tác giả: Debdatta Chakraborty)

{keywords}

Hình ảnh này được chụp từ Narsingdhi, Bangladesh. Nó cho thấy kỹ năng của người phụ nữ trong việc sản xuất sản phẩm tiểu thủ dựa trên tre. (Tác giả: Moniruzzaman Sazal)

Thúy Nga

Sinh viên sư phạm tấp nập tìm kiếm cơ hội việc làm

Sinh viên sư phạm tấp nập tìm kiếm cơ hội việc làm

Hơn 1800 sinh viên năm cuối chuẩn bị tốt nghiệp của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tham gia Ngày hội việc làm năm 2018 để tìm kiếm cho mình những cơ hội về công việc trong tương lai.

Hơn 90% sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội tốt nghiệp có việc làm sau 12 tháng

Hơn 90% sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội tốt nghiệp có việc làm sau 12 tháng

Tỷ lệ sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội tốt nghiệp có việc làm sau 12 tháng đạt hơn 90% theo công bố từ đề án tuyển sinh ĐH năm 2018.

"Giáo viên yêu nghề luôn có cơ hội việc làm"

"Giáo viên yêu nghề luôn có cơ hội việc làm"

Nhiều người biết đến thầy giáo trẻ Hà Văn Thắng qua chương trình truyền hình thực tế “Thầy cô chúng ta đã thay đổi” và ấn tượng với phương pháp giảng dạy rất hiện đại của anh.

Cơ hội thực tập, việc làm từ 30 doanh nghiệp hàng đầu

Cơ hội thực tập, việc làm từ 30 doanh nghiệp hàng đầu

30 doanh nghiệp đa quốc gia và trong nước hàng đầu sẽ mang lại những cơ hội thực tập, việc làm hấp dẫn cho sinh viên sắp tốt nghiệp trong ngày hội nghề nghiệp CPA Australia Careers 2017 tại Hà Nội và TP.HCM.