Triển lãm có tên “Bảng chữ cái Sài Gòn” nhằm giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật của các bạn sinh viên Trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM về các hiện tượng đô thị Sài Gòn. Triển lãm được thực hiện trong khuôn khổ workshop của nhóm t.r.a.n.s.i.t.s.c.a.p.e (Pierre Larauza và Emmanuelle Vincent) tại trường Colette (trường Pháp cũ).

Triển lãm diễn ra từ ngày 14 - 19/5 là dịp để khán giả khám phá những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, đồng thời gặp gỡ và giao lưu với các nghệ sỹ. Khán giả sẽ được hướng dẫn tham quan triển lã, xem các tiết mục múa, video và âm nhạc về các chủ đề lai trộn văn hoá và biến đổi đô thị

"Bảng chữ cái Sài Gòn" thuộc một dự án sách, trong đó mỗi chữ trong bảng chữ cái của tiếng Việt sẽ được gắn với một từ có liên quan đến các hiện tượng đô thị của TP.

Đây là giai đoạn đầu tiên của dự án La Centrifugeuse/ Máy xay sinh tố, một dự án nghệ thuật về chủ đề lai trộn văn hóa và biến đổi đô thị.

{keywords}

Tác phẩm “ Xe Hông da Kawasaki – Honda” Chất liệu: Kawasaki – Honda, dây cước, hoa giấy của tác giả Pierre Larauza.

{keywords}

Tác phẩm “ Nhịp sống Sài Gòn” của tác giả Trần Bảo Mỹ (sinh năm 1996) tác phẩm bao gồm 19 chữ cái trên 26 bậc thang. Ý tưởng sắp đặt này lấy từ cảm hứng từ nhịp sống Sài Gòn mỗi ngày cảm nhận được xung quanh thành phố lúc nào cũng nhộn nhịp, vội vã đến nỗi người ta không màng đến những điều nhỏ bé thân thuộc hàng ngày.

{keywords}

Tác phẩm “Sẹo” do hai tác giả Lê Thị Thanh Trúc (sinh năm 1985) và Đặng Thị Anh Thi (sinh năm 1992) thực hiện. Tác phẩm nói về những con đường ở TP.HCM bị đào lên để đặt cống thoát nước, đường dây điện thoại. Sau khi đặt xong thì lấp lại sơ sài vì nghĩ cũng sẽ có người đào lên lại, tạo thành những ụ đất có khi sụp thành cái hố, dẫn đến mặt đất lồi lõm xấu xí như những vết sẹo.

{keywords}

Tác phẩm “Xe ôm” của tác giả Nguyễn Minh Thi Nguyên thể hiện trên chất liệu Màu Acrylic trên giấy gió. Tác phẩm thể hiện một người xe ôm vẫn bình thản ngủ mặc dù xung quanh ngập lụt như là chuyện hết sức bình thường.

{keywords}

Tác phẩm “Chuột” của tác giả Đỗ Hà Hoài (sinh năm 1994) lấy cảm hứng từ những cư dân chuột sống trong thành phố. Chuột có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giớ nhưng khi nhắc đến con gì đặc biệt ám ảnh nhất TPHCM thì đáp án đầu tiên đó là “Chuột”

{keywords}

Tác phẩm “Sống ảo” của tác giả Lê Nguyễn Gia Hân thể hiện việc các bạn trẻ gặp gỡ  nhau ở quán cafe. Dù ngồi đối diện nhau nhưng không một lời nào nói ra. Cuộc đối thoại diễn ra trên Zalo, facebook, instagram, games…

{keywords}

Tác giả Nguyễn Ngọc Vinh (sinh năm 1979) đang giải thích về tác phẩm “ Tự do” được thể  hiện hai mặt của mình.

{keywords}

Tác phẩm “Cấm 080888”  của tác giả Trần Quốc Giang với nội dung phản ánh về tình trạng dán các tờ quảng cáo vô tội vạ trên tường khiến cho nhiều góc phố ở Sài Gòn trở nên nhem nhuốc, bẩn thỉu.

{keywords}

Tác phẩm “Đối lập” của tác giả Phan Minh Nhật diễn tả sự đối lập giữa các toà nhà cao tầng mọc lên như nấm với các “khu nhà ổ chuột” . Thể hiện sự phát triển đô thị không đồng đều.

{keywords}

Tác phẩm “Chạy show” của tác giả Nguyễn Thị Hoa Nụ (sinh năm 1989) thể hiện những bữa ăn nhanh, lúc nào cũng vội vã của những người đi làm.

{keywords}

Tác phẩm “chung cư” của tác giả Trần Hải Bình (sinh năm1991) với ý tưởng trong những toà chung cư cũ nát của thành phố, mỗi căn hộ đều có những câu chuyện khác nhau, phía sau cánh của họ mới có thể rũ bỏ được lớp mặt nạ chồng chất… Phải chăng giữa đô thị xô bồ này những người trẻ tuổi ngày càng trở nên vô cảm.

{keywords}

Điệu nhảy “ Sài Gòn biến đổi mùa” của tác giả Vincent Emmanuelle. Điệu nhảy nói về những người phụ nữ Việt Nam lúc nào cũng trùm kín mặt để tránh nắng và tôi đã biểu diễn nó giống như lột xác.

{keywords}

Có 16 sinh viên - nghệ sĩ trẻ thuộc các ngành điêu khắc, hội họa và múa cùng 4 sinh viên - biên, phiên dịch viên của Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TPHCM đã tham gia workshop này.

Đinh Quang Tuấn