Đỗ Thị Hoài Linh (SN 1999, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội) thường được bạn bè gọi bằng biệt danh “tiểu nấm lùn”. Linh sở hữu chiều cao khiêm tốn nhưng lại có làn da trắng hồng, đôi mắt to tròn cùng những đường nét hài hòa trên gương măt.

{keywords}

Theo học tại ngôi trường có nhiều nam sinh, Linh cho biết, sở dĩ bản thân quyết định theo ngành học này bởi ngay từ nhỏ, cô nàng đã yêu thích vẽ tranh quang cảnh và phác họa nên những ngôi nhà xinh xắn. Vì thế, Linh muốn tìm hiểu sâu hơn về ngành học Kiến trúc.

{keywords}

Tuy nhiên theo Linh, con gái học Kiến trúc có rất nhiều khó khăn mà các bạn trẻ phải lường trước khi dấn thân vào. “Khi ở trong trường, khó khăn nhất chính là mỗi lần làm đồ án. Đối với con trai đã thực sự rất “cực” rồi. Đối với con gái, điều này còn khó khăn hơn gấp bội. Nó đòi hỏi sinh viên phải có sự sáng tạo và kiên trì rất nhiều. Đã làm đồ án, chuyện “thuân đêm suốt sáng” là điều không thể tránh khỏi. Sinh viên Kiến trúc luôn trong tình trạng quá tải bởi bài tập chất chồng, mặt mũi lờ đờ vì thiếu ngủ và tay xách nách mang đủ loại giấy, thước, cọ lỉnh kỉnh”.

{keywords}

Dù khắc nghiệt hơn những ngành nghề khác nhưng theo Linh, học Kiến trúc vốn là học nghề. Do vậy bằng giá nào cũng phải lĩnh hội được những kiến thức nghề nghiệp. “Tấm bằng sẽ là vô nghĩa nếu ra trường mình không làm được những công việc liên quan đến ngành nghề”.

{keywords}

Linh chia sẻ: “Mọi người thường nói con gái học Kiến trúc sẽ rất vất vả vì phải thiết kế, giám sát công trình. Em cũng biết và hiểu điều đó. Em cũng xác định nếu trở thành kiến trúc sư sẽ rất khó khăn với nữ giới. Nhưng em thực sự yêu thích công việc này. Em cảm thấy vui và hạnh phúc vì được làm điều mình thích”.

{keywords}

Một phần lý do khác khi chọn học Kiến trúc, Linh mong muốn thử thách bản thân ở lĩnh vực ít con gái theo đuổi. “Em thấy mình còn trẻ nên việc thử thách bản thân có lẽ sẽ khiến em trưởng thành hơn”. Linh cho rằng, trong xã hội ngày nay, bất kể con gái hay con trai đều cần phải có sự nghiệp của riêng mình. Chỉ có thể như vậy nữ giới mới có thể tự lập và không phải phụ thuộc tài chính vào bất kỳ ai.

{keywords}

“Càng là con gái em nghĩ càng phải nỗ lực để thành công. Khi có cho mình một sự nghiệp và một thành công nhất định thì cũng đồng nghĩa với việc phụ nữ sẽ có chỗ đứng trong xã hội”.

{keywords}

Cô nàng chia sẻ, trên thế giới có rất nhiều nữ kiến trúc sư vươn lên thành công và khẳng định vị trí của mình đủ để đấng mày râu phải kính phục. “Có thể kể tới như nữ kiến trúc sư Zaha Hadid, người được mệnh danh là “nữ hoàng của những đường cong kiến trúc”. Bà là một thiên tài kiến trúc người Anh, nổi tiếng với những tác phẩm thiết kế để đời như The Peak Club ở Hồng Kông, nhà hát Opera ở vịnh Cardiff, thiết kế tổng mặt bằng Trung tâm khoa học Singapore,…”.

{keywords}

Hiện tại, ngoài thời gian đi học, Linh còn làm thêm khá nhiều công việc như mẫu ảnh, đóng phim. Mong ước của cô nàng là trở thành một kiến trúc sư theo đúng chuyên ngành. Đồng thời Linh cũng mong muốn sẽ làm thêm một nghề tay trái và trở thành người có sức ảnh hưởng.

Trường Giang

Nữ sinh sư phạm làm mẫu nội y: Chọn nghề giáo để được bình yên

Nữ sinh sư phạm làm mẫu nội y: Chọn nghề giáo để được bình yên

Là người mẫu nội y theo nghề giáo, Trần Thị Nam Trân (1996) nhiều lần bị đánh giá không đủ tư cách để đứng trên bục giảng.