{keywords}
 

Có rất nhiều lý do khiến phụ huynh hiện đại lo lắng về những thứ mà con cái mình tiếp xúc trên mạng xã hội.

Tik Tok – một ứng dụng video âm nhạc nổi tiếng – từng bị phạt hàng triệu USD vì thu thập dữ liệu của trẻ em dưới 13 tuổi. YouTube cũng đang nỗ lực mỗi ngày để gỡ bỏ những video tự tử nhắm vào trẻ em tuổi “teen”, đồng thời giải quyết những phản ứng dữ dội của các khách hàng đăng quảng cáo sau cáo buộc những kẻ ấu dâm đang sử dụng nề tảng này để trao đổi thông tin và thu hút sự chú ý tới các clip của những bé gái.

Tuy nhiên, ngược lại với sự lo lắng của phụ huynh, theo các chuyên gia, Momo Chanllenge có thể không phải là thứ cần phải lo lắng.

Thách thức Momo đang thu hút sự quan tâm của các nhóm phụ huynh và trường học trên Facebook thời gian qua. Nó được mô tả là một “trò chơi tự tử” gồm cả những hình ảnh gây “sốc” và những tin nhắn bí mật khuyến khích trẻ em thực hiện những hành động nguy hiểm, trong đó có cả tự tử.

Gần đây, theo một số phụ huynh, có vẻ như những hình ảnh này còn xuất hiện cả trên những bộ phim hoạt hình nổi tiếng được trẻ con xem nhiều trên YouTube như Peppa Pig. 

Hồi đầu tuần, Momo nằm trong nhóm xu hướng mới được tìm kiếm nhiều nhất trên Google ở Mỹ, Úc, Canada và Vương quốc Anh.

Tuy nhiên, hầu như không có bằng chứng cho thấy nó là một thứ có thật. Thách thức Momo rất khó để miêu tả và xác định bởi vì không có nhiều bằng chứng cho thấy nó thực sự tồn tại.

Tin nhắn đi cùng hình ảnh này được cho là khuyến khích trẻ em làm những thứ gây hại tới người thân, đặt họ trong những tình huống nguy hiểm, thậm chí là tự tử. Cho tới giờ, bên cạnh thông tin trên mạng xã hội, một số trường học ở Anh đã phát đi những cảnh báo tới phụ huynh về Thách thức Momo. Một tổ chức an toàn của Anh khẳng định, hàng trăm phụ huynh lo lắng đã liên lạc với họ để hỏi cho rõ. Ở Mỹ, một số cơ quan cảnh sát đã phát đi những thông cáo tới phụ huynh về hiện tượng này.

Tuy nhiên, tờ The Sun cũng đặt câu hỏi: Liệu Momo là một thách thức dẫn đến cái chết của một số trẻ em như nhiều nơi đưa tin hay chỉ là một sự thêu dệt bởi những người dùng Internet bệnh hoạn?

Theo những thông tin đầy lo lắng trên Facebook thì những hình ảnh và ngôn từ đáng sợ đã được đưa vào các video trên YouTube mà trẻ em dễ dàng tiếp cận tới, ví dụ như phim hoạt hình hoặc video đánh giá đồ chơi. Trên WhatsApp thì “thách thức” này được cho là tồn tại dưới hình thức hình ảnh nhiễu loạn và những tin nhắn được gửi nặc danh.

Có những thông tin cho rằng Thách thức Momo có liên quan tới những vụ tự tử trẻ em đã xảy ra Colombia, Argentina và Ấn Độ. Vì thế, nó gây ra sự hoảng loạn và cảnh báo vể trò chơi.

Hình ảnh mà người ta gọi là Thách thức Momo thường là một con búp bê trông rất ghê sợ với mái tóc dài, mắt lồi. Con búp bê này thực ra là sản phẩm của một công ty hiệu ứng đặc biệt của Nhật Bản có tên là Link Factory. Cùng với công ty và nghệ sĩ sáng tạo ra nó, nó chẳng làm gì để bị gọi là “thách thức”. Con búp bê được trưng bày ở một bảo tàng của Tokyo từ năm 2016.

{keywords}
Hình ảnh mà người ta gọi là Thách thức Momo thực ra là sản phẩm của một công ty hiệu ứng đặc biệt của Nhật Bản có tên là Link Factory và hiện đang được trưng bày trong một bảo tàng ở Tokyo.

Thân hình người phụ nữ với đôi chân chim ban đầu được gọi là “Chim mẹ”, xuất hiện lần đầu trên một tài khoản Instagram ở Nhật Bản vào tháng 8/2016.

2 năm sau – vào tháng 7/2018, hình ảnh này một lần nữa được chia sẻ bởi nhiều người dùng Facebook. Họ cũng chính là những người khởi xướng thách thức này trong một nhóm và trên diễn đàn Reddit.

Bức ảnh sau đó được lan truyền trên một trang web tiếng Tây Ban Nha và gắn với một loại số điện thoại di động sử dụng WhatsApp, trong đó có một số ở Mỹ.

Thử thách Momo được cho là bắt nguồn từ Nam Mỹ. Tuy nhiên, một số tổ chức và chuyên gia Internet ở Anh cho rằng thách thức này là một trò bịp. Tổ chức Samaritans và NSPCC cho biết, hiện chưa có bất cứ bằng chứng xác nhận nào cho thấy bất cứ ai bị gây hại về mặt thể chất vì nó.

YouTube cũng khẳng định: “Chúng tôi không tìm thấy bằng chứng video nào quảng bá Thách thức Momo trên YouTube”.

Nguyễn Thảo (Theo CNN, The Sun)