Bộ Giáo dục Trung Quốc đang siết chặt các chương trình tuyển sinh dành cho sinh viên quốc tế tại các trường đại học. Đây là biện pháp trong nỗ lực ngăn chặn tình trạng lách luật của công dân trong nước nhằm có suất vào các trường đại học hàng đầu.

Thông thường, tại Trung Quốc, học sinh sau khi tốt nghiệp sẽ phải tham dự kỳ thi tuyển sinh gắt gao có tên gọi là “gaokao” để có được một suất học tại các trường đại học. Trong khi đó, những người nước ngoài sẽ không phải thi.

Điều này đồng nghĩa với việc, quá trình xét tuyển đại học sẽ ít cạnh tranh hơn đối với sinh viên quốc tế. Vì vậy, một số phụ huynh giàu có đã tìm cách "mua" hộ chiếu ở nước ngoài cho con thông qua các chương trình đầu tư nhập cư.

{keywords}

Gaokao nổi tiếng là một cuộc cạnh tranh khốc liệt tại Trung Quốc, đặc biệt là đối với những trường đại học hàng đầu.

Điều này đã dẫn đến hiện tượng sinh viên mang mác “quốc tế” nhưng thậm chí chưa bao giờ sống ở nước ngoài hay chưa từng rời khỏi Trung Quốc.

Để giải quyết vấn đề này, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã yêu cầu các trường đại học phải kiểm tra nghiêm ngặt tư cách của các ứng viên quốc tế, bắt đầu từ năm tới.

Theo quy định, những sinh viên này ít nhất phải có bố hoặc mẹ là người Trung Quốc và có quốc tịch nước ngoài khi sinh ra. Đồng thời, phải sống ở nước đó từ 2 năm trở lên trong 4 năm trước khi đăng ký chương trình đại học.

Với những người sinh ra ở Trung Quốc, sau đó di cư và có quốc tịch nước ngoài, có thể nộp đơn sau khi đã có hộ chiếu ở nước ngoài ít nhất 4 năm. Họ cũng phải sống ở nước ngoài hơn 2 trong 4 năm trước khi nộp đơn.

Mặc dù các quy tắc này đã được áp dụng từ năm 2009, nhưng các chuyên gia giáo dục cho biết nhiều trường đại học đã không thực hiện nghiêm vì muốn “quốc tế hóa” bằng cách nhận thêm nhiều sinh viên nước ngoài để tăng học phí và nâng cao vị thế.

Học sinh đến từ Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan không bị ảnh hưởng bởi các quy tắc này, nhưng họ phải tuân theo một quy trình đánh giá riêng.

Gaokao nổi tiếng là kì thi khốc liệt tại Trung Quốc, đặc biệt để có 1 suất vào những trường đại học hàng đầu. Cứ 2.000 thí sinh, Đại học Thanh Hoa chỉ chọn 1 người. Trong khi đó, sinh viên quốc tế được tuyển dựa trên kết quả học tập trung học, bài kiểm tra trình độ Tiếng Trung và trong một số trường hợp là phỏng vấn. Một số trường đại học có yêu cầu đầu vào thấp hơn cho ứng viên ở nước ngoài.

Nhiều chuyên gia cho rằng, ở đây còn nhiều kẽ hở. Các trường muốn có nhiều sinh viên nước ngoài hơn vì quốc tế hóa là một trong những tiêu chí được sử dụng để đánh giá sự phát triển của trường đại học. Nhưng họ lại không kiểm tra cẩn thận và điều đó dẫn đến hiện tượng tràn lan sinh viên quốc tế giả mạo.

“Do đó, các điều kiện về thời gian giữ hộ chiếu và sống ở nước ngoài cần được quy định lâu hơn nữa”, Wu Zunmin, chuyên gia giáo dục tại Đại học Sư phạm Hoa Đông, Thượng Hải nói.

Theo Bộ Giáo dục Trung Quốc, đã có khoảng 500.000 sinh viên quốc tế theo học tại 1.004 trường đại học tại đây trong năm 2018.

Một nhân viên của phòng tư vấn ở Thâm Quyến cho biết, một số gia đình Trung Quốc đã di cư trên giấy tờ để lấy hộ chiếu nước ngoài cho con cái họ, nhưng họ không thực sự sống trên đất nước mới dù chỉ một ngày.

“Một số khách hàng của tôi chi ra khoảng 1 triệu tệ (khoảng 141.000 USD) để di cư đến Vanuatu (đảo quốc ở tây nam Thái Bình Dương), vì có tấm hộ chiếu đồng nghĩa với việc sau đó họ có thể mở một công ty nước ngoài, đi du lịch khắp thế giới mà không cần phải xin visa ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, rất ít người Trung Quốc muốn tới sống ở đó vì thời tiết nóng và kinh tế nơi đó kém phát triển”, người này nói.

Trước khi Bộ Giáo dục quyết định thắt chặt vấn đề này, nhân viên này đã tư vấn cho những cha mẹ giàu có nên xem xét nhập cư vào các nước châu Âu như Hy Lạp, Bulgari, Malta.... Chi phí để có được tấm hộ chiếu của các nước này đắt hơn Vanuatu, nhưng vẫn rẻ hơn nhiều so với Mỹ hay các nước phương Tây phát triển khác.

Trường Giang (Theo SCMP)

ĐH Úc cho sinh viên Trung Quốc “lách luật” để tránh lệnh cấm đi lại

ĐH Úc cho sinh viên Trung Quốc “lách luật” để tránh lệnh cấm đi lại

Các trường đại học Úc cho phép sinh viên Trung Quốc “lách luật” để tránh được lệnh hạn chế đi lại và quay trở lại học tập tại đất nước này. Nhưng nhiều người cho rằng, điều đó có thể khiến virus lan rộng tới các trường ở Úc.