Giúp con xây dựng tính tự lập

{keywords}

Phụ huynh không nên làm mọi thứ cho con. Chúng cần phải học cách tự mặc quần áo, buộc dây giày và sắp xếp sách vở đi học. Tất nhiên, cha mẹ có thể làm những việc đó nhanh hơn và khéo léo hơn, nhưng tốt hơn hết, cha mẹ nên kiên nhẫn chờ đợi trẻ tự tìm ra cách làm. Điều này rất quan trọng bởi không phải lúc nào cha mẹ cũng có thể ở bên chăm lo cho con được. Trẻ phải học cách tự dựa vào chính mình.

Cho trẻ cơ hội lựa chọn

{keywords}

Hãy để trẻ tự lựa chọn. Cha mẹ không nên chọn quần áo, đồ chơi, áp đặt sở thích lên trẻ hay quyết định mọi việc thay chúng. Dĩ nhiên, cha mẹ cũng có thể đưa ra lời khuyên và thảo luận về sự lựa chọn của trẻ. Nhưng cha mẹ không nên thể hiện rằng mình biết nhiều hơn chúng mà hãy trao cho trẻ cơ hội chọn những gì con muốn.

Để con tự đi

{keywords}

Cha mẹ không cần phải theo con đi khắp mọi nơi. Khi lớn lên, trẻ có thể tự đi bộ, đạp xe hoặc đi xe bus tới trường. Tất nhiên, điều này chỉ nên thực hiện khi trẻ ở một độ tuổi nhất định và đã biết các nguyên tắc đảm bảo an toàn, cách ứng xử trên đường. Ngoài ra, nếu con đi cùng bạn bè, cha mẹ cần để bọn trẻ đi với nhau, cùng thảo luận về bài tập về nhà hay về một món đồ chơi mới.

Dạy trẻ tự kiểm soát

{keywords}

Trẻ thường hành xử theo cảm xúc. Chúng có thể vui vẻ hoặc khóc to ngay trên đường phố. Khi trẻ bắt đầu la hét, nổi cơn thịnh nộ, phụ huynh cần chỉ cho con cách kiểm soát cảm xúc. Nếu để mặc trẻ, chúng sẽ quen với cách thức la hét để thể hiện sự bất mãn.

Dạy trẻ tự giác

{keywords}

Trẻ nên học tính kỷ luật, chủ động làm những việc như đánh răng trước khi đi ngủ, cất đồ chơi và làm bài tập về nhà. Phụ huynh không nên kiểm soát những gì trẻ làm. Thay vào đó, cha mẹ nên để con tự làm mọi việc và chỉ nhắc nhở khi cần.

Để trẻ tự trả lời

{keywords}

Trẻ cũng cần có cơ hội để tự nói về mình. Điều này rất quan trọng trong việc phát triển trí tuệ và kỹ năng giao tiếp. Cha mẹ nên để con học cách trả lời và rèn luyện thành phản ứng tự nhiên. Nếu phụ huynh luôn giúp con trả lời câu hỏi từ người khác, chúng sẽ trở nên nhút nhát và khép kín.

Giải thích nguyên nhân và kết quả cho trẻ

{keywords}

Trẻ cần hiểu hành động của mình có thể dẫn tới hậu quả như thế nào. Vì vậy khi trẻ mắc sai lầm, người lớn cần giữ bình tĩnh và giải thích với trẻ tại sao hành động đó lại sai và chúng cần phải điều chỉnh hành vi ấy như thế nào.

Để trẻ được mắc sai lầm

{keywords}

Phụ huynh không nên bao bọc con quá mức. Tất nhiên, cha mẹ cần giải thích cho con hiểu về các mối nguy hiểm trong cuộc sống, nhưng đôi khi việc mắc các sai lầm cũng giúp trẻ rút ra được kinh nghiệm sống. Điều này rất quan trọng trong tương lai. Mọi sai lầm, vấp ngã, sự thất vọng đều là một phần của cuộc sống.

Giúp trẻ xây dựng ý kiến riêng

{keywords}

Trẻ cần có năng lực đánh giá và tư duy phản biện trong mọi tình huống, đồng thời biết cách bày tỏ quan điểm, ý kiến riêng. Nhờ vậy trong tương lại, chúng có thể giữ suy nghĩ của riêng mình và không chịu ảnh hưởng từ tư duy của người khác.

Không xem con là một đứa trẻ

{keywords}

Từ năm 3 tuổi, phụ huynh nên cho con tập làm quen với một số công việc đơn giản. Trẻ có thể tự xếp đồ chơi, giúp mẹ lau bàn. Theo thời gian, cha mẹ có thể mở rộng danh sách công việc nhà cho chúng. Điều này sẽ giúp trẻ phát triển bản thân, siêng năng và kỷ luật hơn. Ngoài ra, trẻ cũng sẽ biết giúp đỡ và tôn trọng người khác.

Trường Giang (Theo Brightside)

9 điều cha mẹ cần "khắc cốt ghi tâm" để rèn con

9 điều cha mẹ cần "khắc cốt ghi tâm" để rèn con

Nếu đứa trẻ kiên quyết làm điều gì đó sai, cha mẹ không nên ngay lập tức can thiệp. Hãy để trẻ được phép sai và tự rút ra bài học sau những sai lầm ấy.