Đơn vị này cho hay, ngay sau khi xảy ra sự việc cây phượng đổ đè 18 học sinh ngày 26/5, ban lãnh đạo công ty cùng các đơn vị kỹ thuật đã đến hiện trường để đánh giá nguyên nhân cây ngã đổ.

{keywords}
Gốc của cây sau khi đốn hạ bị rỗng, bọng, sam mục

Do lúc này công an phong tỏa hiện trường, không tiếp cận được nên công ty đã quay lại vào buổi trưa, đồng thời khảo sát một số cây xung quanh trường.

Công ty đã khuyến cáo Ban giám hiệu nhà trường nên xử lý ngay cây phượng còn lại vì đã bị nghiêng, có thể gây nguy hiểm bất ngờ cho học sinh.

"Vì cây nằm ngoài phạm vi chăm sóc của đơn vị, nên công ty đã xin ý kiến Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật thành phố tiến hành đốn hạ cây phượng còn lại. Đồng thời kiểm tra, mé nhánh lại toàn bộ những cây xanh quanh khu vực để đảm bảo an toàn cho học sinh.

Theo hình ảnh của Công ty TNHH MTV Cây xanh TP.HCM ghi lại, cây phượng thứ hai sau khi đốn hạ có gỗ bị rỗng, bọng, sam mục; Thân cây sau khi bị đốn hạ cũng bị bọng, mục thân.

{keywords}
Thân cây cũng bị mục 

Như VietNamNet đã đưa tin, sáng nay cây phượng còn lại của Trường THCS Bạch Đằng - nơi diễn ra việc cây phượng đổ đè 18 học sinh ngày 26/5, cũng đã được đốn hạ hoàn toàn sau khi đã được cắt hết cành và lá vào hôm qua.

Ông Nguyễn Vạn Phúc, hiệu trưởng nhà trường cho hay, cây phượng sáng nay bị đốn có tuổi lớn hơn cây phượng đổ đè 18 học sinh hôm trước. 

Trước đây, sân Trường THCS Bạch Đằng có 3 cây xanh khá lớn, gồm 2 cây phượng và 1 cây (không rõ loại) nằm gần cổng.

Như vậy, sau khi một cây phượng bị đổ và một cây phượng bị đốn hạ, cây còn lại cũng đã được cắt trụi lá chỉ còn thân khẳng khiu.

Cây phượng được xem là biểu tượng của tuổi học trò và thường được trồng ở các trường học.

Trước đó, ông Lê Quang Đạo, đại diện Sở Xây dựng TP.HCM nhận định, cây phượng là cây xanh không phù hợp với đô thị, với những cây trên 30m cần được đốn bỏ. 

Đánh giá về cây phượng vừa được Trường THCS Bạch Đằng cho đốn hạ, ông Đinh Quang Diệp công tác Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, một chuyên gia về cây xanh nhận định cây phượng đã bị mục hết rễ. Do vậy việc đốn hạ là hoàn toàn đúng bởi không sẽ bị đổ gây nguy hiểm cho học sinh và nhà trường.

Cây thuộc đơn vị nào thì đơn vị đó chịu trách nhiệm

Phía Công ty TNHH MTV Cây xanh TP.HCM, cũng cho hay theo quy định về quản lý xây xanh trên địa bàn TP.HCM, cây trong khuôn viên nhà trường, bệnh viện, văn phòng các cơ quan… thuộc quyền quản lý của đơn vị và đơn vị đó sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn.

Việc nhận diện, đánh giá những dấu hiệu nguy hiểm của cây rất khó vì cây trong đô thị nhìn thấy bình thường, lá xanh nhưng bên trong nhiều khi đã mục ruỗng, có thể bật gốc do nhiều nguyên nhân như quá trình đô thị hóa, thời tiết, biến đổi khí hậu, ngập úng, triều cường, mưa dông, lốc xoáy…

“Các cơ quan trồng cây xanh nên liên hệ các đơn vị chuyên ngành có chuyên môn để tư vấn chọn chủng loại cây phù hợp để trồng; Có kiểm tra, đánh giá, xử lý định kỳ phát hiện kịp thời nguy hiểm. Với các dự án trồng cây xanh nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học. Với người dân hạn chế ra đường lúc trời mua, giống lốc…” - đơn vị này khuyến cáo.

Trả lời Vietnamnet về việc bê tông hóa gốc cây, xâm hại bộ rễ đe dọa tiềm ẩn gây nguy cơ tai nạn, phía đơn vị này khẳng định: tốc độ đô thị hóa, xây dựng nhiều nhà cao tầng đã tạo nên đường hầm, ảnh hưởng biến đổi khí hậu, diễn biến bất thường thời tiết…đã tác động lớn nên khả năng sinh trưởng, phát triển cũng như sức chống chịu của cây xanh. 

Ngoài ra một số hoạt động cũng xâm hại đến bộ rễ cây như đổ hóa chất, thi công vỉa hè, thi công ngầm hóa lưới điện, ống nước…

Lê Huyền - Như Sỹ

Bên trong cây phượng còn lại vừa được Trường Bạch Đằng đốn hạ

Bên trong cây phượng còn lại vừa được Trường Bạch Đằng đốn hạ

- Sáng nay cây phượng còn lại của Trường THCS Bạch Đằng- nơi diễn ra việc cây phượng đổ đè 18 học sinh ngày 26/5, cũng đã được đốn hạ hoàn toàn.