- Ở chương trình giáo dục phổ thông mới, các môn học sẽ có nhiều nội dung lồng ghép giáo dục tài chính cho học sinh, trong đó có những chủ đề hướng dẫn sử dụng tiền một cách hợp lý.

Nhưng thông tin này được chia sẻ tại hội thảo “Lồng ghép giới và giáo dục tài chính trong chương trình môn học phổ thông” do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức cuối tháng 4.

Tại hội thảo, các chủ biên các chương trình môn học đã đưa ra những thay đổi trong từng môn so với chương trình hiện hành, trong đó có các nội dung liên quan tới vấn đề  giáo dục tài chính.

{keywords}
Ảnh minh họa: Thanh Hùng.

Theo PGS.TS Đào Đức Doãn, Chủ biên chương trình môn Giáo dục công dân, môn học được xây dựng nhiều chủ đề có nội dung giáo dục tài chính xuyên suốt theo từng cấp học.

Cụ thể, trong chương trình tiểu học, ở lớp 4 học sinh sẽ được tiếp cận với chủ đề “Tiền và giá trị của tiền” có nội dung giáo dục các loại mệnh giá tiền Việt Nam, giá trị các loại tiền. Cùng đó biết quý trọng và tiết kiệm tiền.

Lên lớp 5 các em sẽ được học chủ đề “Sử dụng tiền hợp lý giáo dục về sự cần thiết và cách sử dụng tiền hợp lý.

Trong chương trình bậc THCS, lớp 6 có chủ đề “Tiết kiệm” qua đó cho thấy ý nghĩa, hình thức tiết kiệm qua đó rèn luyện ý thức cho các học sinh.

Lên lớp 7, học sinh tiếp cận chủ đề “Quản lý tiền” giúp học sinh biết cách quản lý và sử dụng tiền hiệu quả.

Lớp 8 các em được giáo dục về sự cần thiết, phương pháp và rèn luyện thói quen từ chủ đề “Lập kế hoạch chỉ tiêu”, còn chủ đề ở lớp 9 giáo dục học sinh về lợi ích và biện pháp để trở thành “Người tiêu dùng thông thái”.

Ở chương trình THPT, lớp 10 các em sẽ tiếp tục được tiếp cận các chủ đề “Ngân sách nhà nước và chính sách thuế”, “Tính dụng và cách sử dụng các dịch vụ tín dụng”, “Lập kế hoạch tài chính cá nhân”.

Lớp 11 bàn về chủ đề “Ý tưởng kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh”, “Lạm phát, thất nghiệp”, “Vai trò của tiêu dùng và văn hóa tiêu dùng Việt Nam”.

Lớp 12 các em được học về các chủ đề “Chính sách bảo hiểm và an sinh xã hội” cùng đó nhận thức về trách nhiệm của công dân trong việc tham gia các lĩnh vực này.

2 chủ đề rất thiết thực khác cũng được học ở lớp này là “Quản lý thu, chi trong gia đình” và “Kế hoạch kinh doanh và cách lập kế hoạch kinh doanh”.

Không chỉ 2 chương trình môn học/hoạt động này, mà các chương trình môn học khác như Ngữ văn, Tự nhiên Xã hội, Khoa học … cũng đều có những lồng ghép về kiến thức giáo dục tài chính.

Tuy nhiên, theo các chủ biên, mỗi môn học có một cách lồng ghép khác nhau, song đều định hướng giúp các học sinh phát triển được các năng lực có thể sáng tạo, vận dụng trong thực tế.

Thanh Hùng

Có gì sau 1 tháng thực nghiệm chương trình phổ thông mới?

Có gì sau 1 tháng thực nghiệm chương trình phổ thông mới?

Ban soạn thảo chương trình giáo dục phổ thông mới vừa hoàn thành đợt thực nghiệm các chương trình môn học kéo dài 1 tháng.  

Mở ngành Sư phạm Công nghệ bắt nhịp chương trình phổ thông mới

Mở ngành Sư phạm Công nghệ bắt nhịp chương trình phổ thông mới

Bắt nhịp chương trình giáo dục phổ thông mới và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Bộ GD-ĐT vừa cho phép Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 mở ngành học mới Sư phạm Công nghệ từ năm 2018.

Lớp đông học sinh, sao dạy được chương trình phổ thông mới?

Lớp đông học sinh, sao dạy được chương trình phổ thông mới?

Tại hội nghị triển khai công tác chuẩn bị các điều kiện để áp dụng chương trình, SGK mới do Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức ngày 20/1, nhiều lo ngại về đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất đã được các đại biểu chỉ ra.

Chương trình phổ thông mới được áp dụng từ năm học 2019-2020

Chương trình phổ thông mới được áp dụng từ năm học 2019-2020

Bộ GD-ĐT xác định thời gian bắt đầu triển khai áp dụng chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới theo hình thức cuốn chiếu ở mỗi cấp học trên phạm vi toàn quốc bắt đầu từ năm học 2019-2020.