Chuyên gia tâm lý học và giáo dục, ông Diane Tavenner, cho biết: “Chúng ta nên để trẻ được tò mò. Việc đào sâu và tự tìm hiểu sẽ giúp trẻ hình thành thói quen học hiệu quả hơn”.

Ngạn ngữ Anh có câu: “Trí tò mò giết chết con mèo, nhưng sự thỏa mãn mang nó trở lại”. Trẻ em sẽ luôn tò mò và đặt câu hỏi; nhiệm vụ của cha mẹ là tiếp nhận câu hỏi đó một cách thật nghiêm túc và cùng tò mò với trẻ.

Việc trở thành một phụ huynh “biết tuốt” không khiến trẻ cảm thấy hạnh phúc và thông minh hơn. Bộ não trẻ em có nhiều hơn người lớn hàng triệu nơ-ron thần kinh. Tất cả chỉ chờ được học hỏi và kết nối với thế giới.

Angela Duckworth, giáo sư tâm lý học tại Đại học Pennsylvania cho rằng: “Việc chúng ta trả lời ngay lập tức các câu hỏi đã vô tình đánh cắp khả năng tư duy của trẻ. Chính sự trải nghiệm thông qua các lần thử và mắc lỗi sẽ giúp trẻ vững vàng hơn trong tương lai”.

{keywords}

Cha mẹ trả lời ngay lập tức mọi thắc mắc sẽ “đánh cắp” tư duy của trẻ

Vậy phụ huynh nên phản ứng với câu hỏi của trẻ như thế nào?

Bước đầu tiên và quan trọng nhất đó là khen ngợi câu hỏi của con: “Câu hỏi rất hay!”. Dù bạn có thể trả lời ngay lập tức, nhưng đừng làm vậy. Ví dụ, trẻ hỏi cha mẹ sự khác nhau giữa bánh ngọt và bánh quy, cha mẹ nên hỏi lại rằng: “Thế theo con bánh biscotti là loại bánh gì?”. Sau đó cho trẻ gợi ý: “Mẹ cho con gợi ý rằng bánh ngọt và bánh quy sẽ phản ứng khác nhau khi để qua đêm”.

Cách làm này sẽ giúp trẻ học tập một cách chủ động, đào sâu suy nghĩ hơn. Về lâu dài, điều này sẽ giúp trẻ hình thành thói quen học tập hiệu quả. Việc khen ngợi câu hỏi còn giúp trẻ cảm thấy được tôn trọng. Cha mẹ hãy nhớ rằng, phải luôn kích thích trẻ tò mò.

Tự khám phá câu trả lời cho những câu hỏi khó là điều rất bổ ích. Dù rằng trẻ có thể bực bội hoặc không thoải mái nếu cha mẹ không đưa cho chúng câu trả lời ngay, nhưng nó sẽ khiến trẻ phát triển lòng tự trọng, sự tự tin. Thậm chí, một số trẻ nhỏ còn biết phân biệt câu hỏi nào là quan trọng, thay vì chăm chăm vào những câu hỏi gây mất thời gian cho chúng.

Trường Giang (Theo The Washington Post)

Cách đơn giản để khuyến khích lòng tốt trong mỗi đứa trẻ

Cách đơn giản để khuyến khích lòng tốt trong mỗi đứa trẻ

Khuyến khích trẻ làm việc tốt có thể ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập, sức khỏe và kỹ năng xã hội. Những hành động tử tế còn giúp trẻ trở nên hạnh phúc và có cách nhìn nhận tích cực hơn về cuộc sống.