Dưới đây là 5 cách đơn giản để thúc đẩy lòng tốt của trẻ ở mọi lứa tuổi.

1. Ghi những việc làm tốt trong những tờ giấy nhớ

Cách làm này giúp trẻ hiểu rằng lòng tốt không đòi hỏi những điều to lớn. Lòng tốt có thể biểu hiện ngay trên những tờ giấy nhớ. Phương pháp này hiệu quả ở mọi lứa tuổi. Trẻ nhỏ có thể viết, vẽ những lời tốt lành lên giấy nhớ, trong khi trẻ lớn có thể dùng chúng để đánh dấu các trang sách đã đọc.

Mặt khác, những tờ giấy này còn được gắn trong lớp học hoặc hành lang. Lâu dần, mỗi tờ giấy nhớ trở thành một poster lan tỏa lòng tốt.

2. Những trò chơi thú vị

Học sinh có thể được phát loại thẻ bingo với những ô trống. Mỗi khi ai đó làm được một việc tốt, họ sẽ ghi lại việc làm tốt đó vào ô trống trong thẻ. Người lấp đầy các chỗ trống trước sẽ chiến thắng.

Cách làm này khuyến khích những hành động tử tế giữa học sinh với nhau. Vào cuối tuần, thầy cô có thể thưởng quà cho các em có nhiều thẻ nhất hoặc phần thưởng chỉ đơn giản là lời khen ngợi giữa lớp.

{keywords}

Học sinh có thể được phát loại thẻ bingo với những ô trống. Mỗi khi ai đó làm được một việc tốt, họ sẽ ghi lại việc làm tốt đó vào ô trống trong thẻ. 

3. Chiếc bình của sự tốt bụng

Trường Tiểu học John C. Haines tại Chicago đã nghĩ ra một sáng kiến thú vị về chiếc bình của sự tốt bụng. Mỗi học sinh sẽ được đặt một quả bóng vào chiếc bình nếu họ làm được một điều gì đó tốt đẹp. Sau đó, chính người này sẽ đứng lên và mô tả lại hành động tốt bụng của mình. Việc làm này sẽ thúc đẩy các em chung sức để làm đầy chiếc bình, đồng thời nâng cao kỹ năng diễn đạt bằng lời nói của bản thân.

4. Ứng dụng công nghệ

Các ứng dụng trên điện thoại cũng có thể sử dụng vào việc giáo dục trẻ. Mới đây, một ứng dụng miễn phí có tên Nobly được phát hành, cho phép người dùng ghi lại và chia sẻ những việc làm tốt của mình. Không chỉ thế, ứng dụng còn cung cấp những “hashtag” giúp hành vi tử tế được đẩy lên mức phong trào, lôi kéo được nhiều học sinh khác tham gia hơn.

5. Biến sự tử tế thành một thói quen

Mới đây, một trường học ở Cork, Ireland đã thay thế bài tập về nhà bằng các hành động tử tế. Mỗi ngày trong tuần học sinh sẽ được giao một chủ đề. Ví dụ, thứ Hai, học sinh sẽ được trò truyện với người cao tuổi. Vào thứ Ba, các em sẽ giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà. Thứ Tư, các em chọn một hành động tử tế ngẫu nhiên để thực hiện. Vào thứ Năm, học sinh sẽ học cách tự chăm sóc bản thân. Đến cuối tuần, một chiếc hộp sẽ được đặt tại lớp để các em có thể bỏ những mẩu chuyện ghi việc làm tốt của mình vào đó.

Cách làm này khiến hành vi tử tế trở thành một thói quen, đồng thời giúp xây dựng tính cách của trẻ về sau này.

Trường Giang (Theo Edutopia)

Cha mẹ sẽ nói gì với con trong 9 tình huống này?

Cha mẹ sẽ nói gì với con trong 9 tình huống này?

Muốn "nói sao cho trẻ chịu nghe" thực ra không khó như nhiều cha mẹ vẫn tưởng. Thay vì ra lệnh và quát mắng, một sự lựa chọn hấp dẫn và có tính thuyết phục có thể khiến trẻ nghe lời ngay tức khắc.