Hiểu về ý nghĩa của lì xì

Trước Tết, khi chuẩn bị đón xuân, cha mẹ nên kể cho con nghe về tục lệ nhận lì xì. Câu chuyện này sẽ giúp trẻ hiểu ý nghĩa của việc tặng lì xì đầu năm. Người lớn lì xì cho trẻ nhỏ không mang ý nghĩa vật chất quá nhiều mà để cầu mong cho trẻ khỏe mạnh, học hành thông minh và mang đến sự may mắn.

{keywords}

Chào hỏi khi khách đến nhà hoặc đi chúc Tết: Cha mẹ cần dạy cho trẻ cách thưa gửi, chào hỏi khi khách đến chơi nhà hoặc đi chúc Tết. Đó có thể là những câu chúc đơn giản, dễ học và phù hợp với hầu hết mọi người, ví dụ: “Cháu chúc ông/bà/cô/bác năm mới mạnh khỏe và may mắn”. Nhưng điều này lại có thể đem tới niềm vui cho tất cả mọi người.

{keywords}

Biết cách cảm ơn và nhận bao lì xì bằng hai tay

Khi được nhận lì xì, trẻ phải biết mỉm cười, nhận lì xì bằng hai tay và nói lời cảm ơn. Điều này thể hiện sự tôn trọng và biết ơn của người nhận đối với người cho. Những cử chỉ lễ phép này sẽ khiến tất cả mọi người đều cảm thấy hài lòng và vui vẻ.

{keywords}

Không xé phong bao lì xì khi đang ở trước mặt khách

Trong văn hóa Á Đông, mở bất cứ món quà nào trước mặt người tặng cũng được coi là thiếu lịch sự. Do vậy, cha mẹ cần dặn trẻ không nên mở ngay phong bao lì xì trước mặt người tặng.

Điều này sẽ giúp hai bên tránh được những rủi ro đáng tiếc, ví dụ khi đứa trẻ “khó chịu” vì tiền lì xì quá ít, khiến người tặng khó xử. Cha mẹ có thể cầm giúp trẻ hoặc chuẩn bị cho con một chiếc túi nhỏ để đựng phong bao lì xì.

{keywords}

Không chê ít hay đòi hơn từ người cho

Trước đây, tiền mừng tuổi chủ yếu là tiền hào, tiền xu, bởi theo quan niệm, tiền lẻ thể hiện sự sinh sôi nảy nở, làm ăn phát đạt trong năm mới. Do vậy, tiền lì xì không quá quan trọng vấn đề mệnh giá. Cha mẹ cần dạy trẻ không nên chê ít hay đòi hơn từ người cho.

Thời Vũ

15 bài thơ chúc Tết Kỷ Hợi hay nhất tặng thầy cô giáo

15 bài thơ chúc Tết hay nhất tặng thầy cô giáo

Dưới đây là những bài thơ chúc Tết thầy cô giáo hay và ý nghĩa nhân dịp năm mới.