{keywords}
Ảnh: iStock


1. Thường xuyên trò chuyện với con

Phụ huynh hãy cố gắng trò chuyện thường xuyên và cởi mở với trẻ, để nắm được tình hình học tập, bạn bè hay các hoạt động ngoại khóa. Hãy dùng các câu hỏi mở với con như “Con thấy thế nào?”, “Con nghĩ gì?”, “Con kể thêm đi?”... để con thấy rằng bạn đang quan tâm và lắng nghe, và bạn nghiêm túc muốn biết ý kiến, suy nghĩ của con về vấn đề nào đó. Như vậy, nếu gặp vấn đề gì bất thường ở trường, con sẽ dễ dàng chia sẻ với bạn hơn.

2. Đặt ra những quy định và giới hạn rõ ràng để con nghe theo

Bố mẹ cần đặt ra quy định và giới hạn rõ ràng, để con biết mong muốn của bố mẹ và hậu quả của việc không tuân thủ các quy tắc. Bạn nên đảm bảo trẻ hiểu được mục đích của các quy định này và thực thi rõ ràng, nhất quán.

Tuy nhiên, bạn cũng nên tạo điều kiện cho con góp ý về những quy định và hình phạt. Hãy công bằng và linh động, vì càng lớn trẻ càng cần được mở rộng quyền lợi của mình, do đó các quy định và giới hạn cũng cần được thay đổi.

Bố mẹ còn phải làm gương cho con trong việc tuân thủ quy tắc, để rèn cho con tinh thần trách nhiệm, biết thông cảm với người khác và kiểm soát bản thân. Việc này sẽ có lợi khi trẻ đến trường.

3. Hãy can thiệp đúng lúc

Bố mẹ cần can thiệp ngay khi thấy con có hành vi hoặc thái độ có khả năng gây hại mình hoặc người khác. Bạn không nhất thiết phải hành động một mình mà hãy hợp tác với các phụ huynh khác, nhà trường và các chuyên gia y tế để có thể giám sát và hỗ trợ trẻ một cách liên tục.

4. Tích cực tham gia vào hoạt động trên trường của trẻ

Dạy con tầm quan trọng của giáo dục và cho thấy bạn muốn trẻ cố gắng hết sức khi đến lớp bằng cách tham gia vào hoạt động tại trường của con. Hãy làm quen với các giáo viên, để họ biết bạn và con bạn, đồng thời duy trì liên lạc các giáo viên.

Ngoài ra, bạn nên cập nhật thông tin về các sự kiện ở trường, các dự án ở lớp và bài tập về nhà của con. Bạn cũng nên tham dự các hoạt động định hướng, những cuộc họp phụ huynh để nắm rõ tình hình của con ở lớp cũng như hỗ trợ các quy định và mục tiêu của nhà trường. Hãy giúp con cân bằng giữa việc học và các hoạt động ngoại khóa.

5. Xây dựng kế hoạch ứng phó và ngăn chặn nạn bạo lực học đường

Nhà trường cần có kế hoạch phòng chống bạo lực và các nhóm quản lý để chủ động hơn trong việc xác định và ngăn chặn nguy cơ bạo lực học đường. Các kế hoạch phòng ngừa ứng phó với bạo lực sẽ được thực hiện hiệu quả hơn nếu có sự hợp tác của các cán bộ trong trường, phụ huynh và cộng đồng. Phụ huynh nên tham gia vào các kế hoạch này để vừa được theo dõi các thông tin cần thiết, vừa giúp được con trẻ kịp thời.

6. Hãy học cách đối phó và phối hợp với truyền thông khi có khủng hoảng

Hiểu biết cách thức hoạt động của các phương tiện truyền thông sẽ giúp phụ huynh xử lý khủng hoảng một cách tốt nhất.

Khi một sự việc xảy ra tại trường học được cả cộng đồng quan tâm, các phương tiện truyền thông có thể gây ra áp lực lớn cho trẻ, để tránh cuộc sống và việc học tập của trẻ bị ảnh hưởng theo hướng tiêu cực, phụ huynh nên biết cách đối phó hoặc phối hợp với truyền thông.

Hà Dung

Phụ huynh các nữ sinh đánh bạn: "Chúng tôi không dạy con như thế!"

Phụ huynh các nữ sinh đánh bạn: "Chúng tôi không dạy con như thế!"

Cả 5 gia đình trong vụ đánh hội đồng bạn đã nhiều lần đến nhà H.Y thăm hỏi và xin lỗi nhưng không được chấp nhận. Hội trưởng phụ huynh trường cho hay có những gia đình bận mải với công việc, chưa thực sự sát sao với con em.