Tối thứ Năm, một người đàn ông 40 tuổi - da màu oliu, tóc xoăn, tối màu với một chất giọng nước ngoài - bước lên máy bay. Đó là một chiếc máy bay nội địa, đang chuẩn bị cho một chuyến bay ngắn, không có gì đặc biệt từ Philadelphia tới gần Syracuse (Mỹ).

Người đàn ông tóc xoăn tỏ ra chăm chú một cách bí hiểm vào một bản thảo mà anh ta mang lên máy bay. Người ngồi cạnh anh ta là một phụ nữ khoảng 30 tuổi, tóc vàng, chân đi dép tông thể thao, đeo túi màu đỏ. Cô nhìn sang người ngồi cạnh – một cái nhìn mà sau đó anh miêu tả là “khá lịch sự”.  Anh mặc một chiếc quần jean Diesel màu xanh hải quân và một chiếc áo len đỏ Lacoste, nhưng có gì đó ở anh khiến cô cảm thấy không ổn.

Cô quyết định bắt chuyện.

-         Nhà anh ở Syracuse à?

-         Không – anh trả lời cộc lốc

Phản ứng cũng tương tự như vậy với những câu hỏi khác. Anh ta có vẻ quá tập trung vào thứ ở trên tay mình – những dòng chữ nghuệch ngoạc kỳ lạ.

Bị từ chối, người phụ nữ bắt đầu đọc sách. Hoặc giả vờ làm thế. Không lâu sau khi phi hành đoàn đã chuẩn bị xong, cô lấy lá cờ vẫy một tiếp viên hàng không và đưa cho thành viên phi hành đoàn một mẩu giấy.

Các hành khách chờ đợi chuyến bay cất cánh. Sau khi yên vị trên đường băng khoảng nửa giờ đồng hồ, một tiếp viên tiến tới gần người phụ nữ và hỏi liệu cô có thể bay được không, hay đang "quá ốm".

"Tôi bay được" - người phụ nữ đáp.

Dù vậy, những gì cô nói có vẻ không thuyết phục, nên chuyến bay 3950 của hãng American Airlines vẫn nằm trên đường băng.Sau đó, không rõ lý do, máy bay quay đầu lại phía cổng. Người phụ nữ được hộ tống xuống máy bay.

Hành khách tiếp tục chờ đợi.

Cuối cùng, viên phi công đi xuống và tiếp cận thủ phạm thực sự đằng sau sự chậm trễ này: người đàn ông nước ngoài có mái tóc xoăn. Anh được hộ tống ra khỏi máy bay và được đưa tới gặp một vài đặc vụ.

-         Anh có biết gì về người ngồi cạnh anh không ? – viên đặc vụ hỏi người đàn ông

-         Chà, cô ấy cư xử hơi buồn cười một chút, nhưng có vẻ như cô ấy không ốm.

Anh nghĩ, có lẽ họ muốn anh giúp làm rõ những gì đang xảy ra với cô ấy.

Nhưng bí mật lớn được tiết lộ: người phụ nữ không ốm một chút nào. Mà cô nói là đã nhìn thấy một vài thứ.

Cái mà cô ấy nhìn thấy là những ghi chú khó hiểu của người ngồi cạnh được viết nghuệch ngoạc trên bản thảo mà cô không thể hiểu đó là cái gì. Có lẽ là mật mã, tiếng nước ngoài, hoặc chi tiết của một âm mưu phá hủy mạng sống của hàng chục người vô tội trên chuyến bay 3950. Cô cảm thấy cần phải có trách nhiệm báo cho các nhà chức trách. Đặc vụ thông báo với người đàn ông tóc xoăn một cách lịch sự rằng anh bị nghi ngờ là khủng bố.

Anh cười lớn.

Anh cười, bởi vì những dòng chữ nghuệch ngoạc kia không phải tiếng Ả Rập, hay bất kỳ thứ tiếng nào, cũng chẳng phải mật mã khủng bố bí hiểm. Đó là toán học.  

{keywords}

Guido Menzio - giáo sư kinh tế ở ĐH Pennsylvania

Vâng, toán học. Chính xác là một phương trình vi phân.

Nếu phi hành đoàn hay các nhân viên an ninh nhanh chóng tìm kiếm Google vị khách đeo kính hiền lành này trước khi bắt tất cả mọi người phải chờ đợi vài tiếng đồng hồ, thì có thể họ đã biết anh - Guido Menzio - là một nhà kinh tế trẻ khó nhận ra của Ivy League. Anh nổi tiếng với những công trình về lý thuyết tìm kiếm kỹ thuật cao - những thứ giúp anh có được vị trí trợ lý giáo sư ở ĐH Pennsylvania cũng như từng có thời gian làm việc ở Princeton và Viện Hoover của Stanford.

Họ cũng có thể phát hiện ra rằng năm ngoái anh từng nhận Huy chương Carlo Alberto danh giá, được vinh danh là nhà kinh tế người Ý xuất sắc nhất dưới 40 tuổi. Đúng, anh là người Ý, không phải Trung Đông.

Menzio sẽ quá cảnh ở Syracuse để đáp chuyến bay tới Ontario - nơi anh sẽ có một bài nói chuyện ở ĐH Queen về công trình mà anh là đồng tác giả về giá thực đơn và sự phân tán giá. Những thứ mà người hàng xóm tọc mạch thấy anh chăm chú một cách khó hiểu là một số thuộc tính của mô hình định giá mà anh sắp trình bày. Có lẽ cô ấy không thể phân biệt được sự khác nhau giữa phương trình vi phân và tiếng Ả Rập.

Menzio đã cho các nhà chức trách thấy những tính toán của mình và anh được phép trở lại máy bay. Anh nói rằng, có vẻ như viên phi công cũng cảm thấy xấu hổ. Không lâu sau, chuyến bay cất cánh - muộn hơn 2 giờ so với dự kiến cho một cuộc hành trình chỉ có 41 phút.

Người phụ nữ không bao giờ thấy xuất hiện ở chuyến bay nữa.

Casey Norton - một phát ngôn viên của American Airlines - cho biết, ban đầu người phụ nữ nói với phi hành đoàn rằng cô ấy bị ốm, nhưng khi cô rời khỏi máy bay, cô tiết lộ lý do cảm thấy “ốm” là lo lắng về hành xử của người ngồi cạnh. Cùng lúc đó, cô yêu cầu được bay một chuyến khác. Phi hành đoàn sau đó đã gọi nhân viên an ninh - người đã phỏng vấn Menzio và xác định anh không phải là “một mối đe dọa”. Norton không biết người phụ nữ kia đã biết là Menzio vô tội hay chưa.

Bất cứ khi nào có mâu thuẫn giữa các hành khách, Norton cho biết, “chúng tôi đều cố gắng làm việc với họ trong hòa bình”. Về phần mình, Menzio nói rằng anh được “đối xử hoàn toàn tôn trọng”, mặc dù anh vẫn bối rối và thất vọng về “một hệ thống lỗi đã không thu thập thông tin một cách hiệu quả”. Anh gặp rắc rối về sự thiếu hiểu biết của một hành khách cũng như “một hệ thống bảo mật quá cứng nhắc - khi mà chỉ một tiếng còi được thổi lên thì mọi thứ dừng lại mà không hề có kiểm tra, và phụ thuộc hoàn toàn vào thông tin đầu vào của những người không có căn cứ”.

Anh cho rằng, tư tưởng bài ngoại trong chiến dịch tranh cử có thể sớm khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn với những người tình cờ trông không giống những người khác một chút.

Nguyễn Thảo (Theo Washington Post)