- “Giáo viên Phần Lan không thích dạy nhiều vì họ tin rằng kiến thức thực tiễn của sinh viên quan trọng hơn việc giảng dạy được bao nhiêu. Chính vì vậy, ngay từ năm nhất, sinh viên đã được tham gia vào những dự án khác nhau tại các doanh nghiệp”.

Hoàng Long là cựu sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế của Trường ĐH Khoa học Ứng dụng Hame (HAMK). Đây là ngôi trường đa ngành nằm tại phía Nam Phần Lan và cũng là ngôi trường có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm và khởi nghiệp cao nhất cả nước.

Long cho biết, chương trình học của mình tại đây kéo dài 3,5 năm. Nhưng thay vì học tập trên giảng đường, phần lớn thời gian Long lại tham gia vào các dự án.

“Ngay từ năm nhất mình đã được tham gia vào những dự án khác nhau tại các doanh nghiệp. Ở trường của mình, các thầy cô không chỉ làm công việc giảng dạy mà hầu hết đều là những chủ doanh nghiệp điều hành các công ty lớn tại Phần Lan”.

Điều này theo Long có một sự thuận lợi dễ thấy. Khi được đào tạo bởi những người có kiến thức thực tiễn sẽ giúp sinh viên có cơ hội được trải nghiệm công việc thực tế trước khi ra trường.

Việc chú trọng vào thực hành, không quá áp lực về kiến thức lý thuyết là điểm đặc biệt của giáo dục Phần Lan. Ông Antti Isoviita (Giám đốc tuyển sinh đồng thời là Giảng viên cao cấp tại trường HAMK) lý giải, việc thực hành nhiều sẽ khiến sinh viên học được các kỹ năng gần với công việc tương lai.

{keywords}

Ông Antti Isoviita (Giám đốc tuyển sinh, Giảng viên cao cấp tại trường HAMK) trong buổi sự kiện diễn ra tại văn phòng Trawise – Đại diện tuyển sinh của trường tại Việt Nam.

“Không có gì hiệu quả hơn phương thức giáo dục thông qua thực hành”, ông Antti Isoviita nói. Hiện tại, ở ngôi trường ông đang theo dạy cũng đang hợp tác với nhiều công ty, doanh nghiệp giúp sinh viên vừa học, vừa thực hành qua các dự án thực tế hàng tuần, hàng tháng và hàng năm. Vì vậy, nhiều sinh viên đã có cơ hội làm việc tại công ty ngay sau khi tốt nghiệp.

Cũng chính vì môi trường học tập có tính thực tế cao nên sĩ số sinh viên mỗi lớp tại đây luôn phải đảm bảo không quá nhiều để giáo viên có thể tiếp cận và giúp đỡ tới từng học viên.

Trước thực tế Phần Lan đang thiếu nguồn lực làm trong các lĩnh vực Kỹ thuật, Kinh tế, Công nghệ thông tin, ông Antti Isoviita cho biết, trường HAMK đang nỗ lực cung cấp chương trình học về các chuyên ngành này. Nhờ vậy, sau khi tốt nghiệp, sinh viên HAMK sẽ có nhiều cơ hội việc làm tại Phần Lan.

“HAMK là môi trường mang tính tương tác cao. Tại HAMK có thể học 5 chương trình cử nhân bằng tiếng Anh với thời gian đào tạo khác nhau. Ví dụ với chương trình Kỹ sư xây dựng sẽ kéo dài 4 năm với 240 tín chỉ; chương trình Kinh doanh quốc tế kéo dài 3,5 năm với 210 tín chỉ.

Hiện tại trường đang có hơn 100 đối tác trên thế giới. Nhờ vậy sinh viên sẽ có cơ hội học các chương trình kép liên kết với các trường đại học đối tác. Ngoài ra với số lượng 7400 sinh viên đến từ hơn 60 quốc gia khác nhau đã tạo ra môi trường học tập đa dạng văn hóa”.

Học sinh THPT đến tham dự hội thảo.

Một khác biệt của HAMK so với các trường đại học khác ở Phần Lan chính là sự đầu tư kỹ lưỡng về đội ngũ giáo viên. Đại học HAMK luôn chú trọng tuyển chọn những giáo viên ưu tú và có trình độ chuyên sâu về ngành để giảng dạy.

Tất cả các giáo viên tại đây đều phải nói được hai ngôn ngữ Phần Lan và tiếng Anh. Dù ít hay nhiều, những giáo viên tại đây đều có những hiểu biết nhất định về các chuyên ngành Kinh tế và Công nghiệp, Công nghệ cao, Kỹ thuật….

Hiện tại, mức học phí của trường là 8700 Eur/năm, đồng thời trường cũng cung cấp học bổng 45% cho các sinh viên quốc tế. Điều kiện để đạt được học bổng là sinh viên cần phải hoàn thành 55TC trên tổng số 60 TC/năm học. Điều này không quá khó khăn nên hầu hết sinh viên quốc tế đều nhận được học bổng 45%. Mức học phí cần chi trả vì thế chưa đến 5000 Eur.

Minh Quang (19 tuổi, sinh viên năm nhất tại HAMK) chia sẻ trải nghiệm sau quãng thời gian học tập tại Phần Lan: “Việc học tập tại Phần Lan rất chủ động. Hoạt động nhóm của mình chiếm khoảng 80% và làm việc cá nhân rất ít.

Tại Phần Lan, sinh viên có thể kiếm được các công việc làm bán thời gian. Sinh viên được phép làm không quá 25h/tuần. Trung bình mức lương trả cho công việc bán thời gian cho sinh viên là 10 Eur/giờ. Một tháng sinh viên có thể kiếm khoảng 1000 Eur từ những công việc bán thời gian này. Số tiền kiếm được có thể thoải mái chi trả tiền sinh hoạt hàng tháng cho sinh viên”.

Nói về cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp, ông Antti Isoviita cho biết, sau khi tốt nghiệp sinh viên sẽ được ở lại Phần Lan một năm để kiếm việc làm. Phần Lan khuyến khích sinh viên nước ngoài ở lại làm việc sau khi tốt nghiệp, đặc biệt là sinh viên Việt Nam.

“Ở Phần Lan, cộng đồng người Việt khá đông, làm việc rất chăm chỉ, chủ động và thông minh. Tại HAMK có nhiều sinh viên Việt Nam tốt nghiệp ở lại Phần Lan làm việc và khởi nghiệp”, ông Antti Isoviita nói.

Hiện tại, kỳ thi tuyển sinh của trường HAMK sẽ không thi tuyển chung với FINNIPS (Mạng lưới các Chương trình Quốc tế Phần Lan - Finnish Networks for International programmes) mà sẽ tổ chức dưới hình thức thi trực tuyến với hạn nộp đơn từ 1/10/2018 đến 30/4/2019 . Thí sinh có nhiều cơ hội trúng tuyển vì được phép tham gia kì thi 2 lần. Thông tin chi tiết mời Quý Phụ huynh và học sinh quan tâm liên hệ với: Công ty TNHH Trawise - Đại diện tuyển sinh chính thức tại Việt Nam của Đại học HAMK. 

Nằm ở tầng 3, tòa nhà CTSC, số 1 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Trawise (studyinfinland.info) là đơn vị được thành lập bởi một nhóm các chuyên gia giàu kinh nghiệm về giáo dục Phần Lan và Việt Nam nhằm thúc đẩy các hoạt động trao đổi giáo dục giữa hai nước và kiến tạo một hệ sinh thái du học hoàn chỉnh, kết nối học sinh - nhà trường - doanh nghiệp.

Trường Giang

Giáo dục "bốn chấm không": Phần Lan chú trọng dạy thủ công

Giáo dục "bốn chấm không": Phần Lan chú trọng dạy thủ công

Ở Phần Lan, ít nhất những điều cơ bản về đan và khoan điện đều quen thuộc với mọi người. Điều này là nhờ một thế kỷ rưỡi của giáo dục thủ công trong trường học.

Giáo dục Phần Lan: Người thầy cũng phải học tập không ngừng

Giáo dục Phần Lan: Người thầy cũng phải học tập không ngừng

Tại đất nước Phần Lan, việc học không bao giờ có điểm dừng. Không chỉ sinh viên mà cả người thầy cũng phải học tập liên tục.

Tấm áp phích trường học Phần Lan làm bùng nổ tranh cãi

Tấm áp phích trường học Phần Lan làm bùng nổ tranh cãi

Một áp phích về chủ đề người nhập cư của học sinh lớp 9 từ một trường học ở thành phố Tampere (miền trung Phần Lan) đang là tâm điểm của một cuộc tranh cãi trên các phương tiện truyền thông ở nước này.

Từ bí mật của hiệu trưởng Phần Lan đến nỗi lòng của hiệu trưởng Việt Nam

Từ bí mật của hiệu trưởng Phần Lan đến nỗi lòng của hiệu trưởng Việt Nam

Nghề giáo Phần Lan có thu nhập hấp dẫn, còn nghề giáo ở mình, nhiều lần tăng lương, lương nhà giáo Việt Nam chưa đủ trang trải cho cuộc sống. Phải chăng vì vậy mà đổi mới giáo dục của mình cứ mãi loanh quanh?

Giáo viên Phần Lan không sợ sếp, không bị chỉ trích

Giáo viên Phần Lan không sợ sếp, không bị chỉ trích

 Không những thu nhập hấp dẫn, ở Phần Lan đi dạy được xem như một phong cách sống đặc biệt. Giáo viên được tự chủ hoàn toàn và không bao giờ bị chỉ trích…