{keywords}

Với hồ sơ apply ấn tượng, vượt qua nhiều vòng phỏng vấn, Võ Phạm Thủy Tiên (sinh năm 1998) giành được học bổng toàn phần của University of California San Diego (UCSD xếp hạng 28 trên thế giới); University of Toronto (hạng 23); University of Wisconsin – Madison (hạng 32); Cincinnati Children's Hospital Medical Center (top 3 bệnh viện nhi hàng đầu nước Mỹ); University of North Carolina, Chapel Hills; Gerstner Sloan Kettering Graduate School; University of Oklahoma Health Sciences Center; University of Minnesota và Iowa State University.

“Em mong muốn nghiên cứu chuyên sâu về mảng y sinh theo hướng “Tìm hiểu cơ chế gây bệnh nan y ở người như ung thư”. Vì vậy, em quyết định học lên tiến sĩ tại Đại học California San Diego (UCSD). Đây là ngôi trường có nhiều giáo sư nổi tiếng thế giới nghiên cứu về vấn đề này”.

Thủy Tiên nhận được học bổng toàn phần 5 năm học tiến sĩ ở UCSD với mức hỗ trợ 67.000 USD/năm.

{keywords}

“Trong gia đình, mọi người chủ yếu làm việc thiên về lĩnh vực nghệ thuật. Riêng mình em, lựa chọn một hướng đi khác. Xuất phát từ niềm yêu thích môn Sinh học hồi cấp 3, nên em đã theo học ngành Sinh học tại Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP. HCM”, Thủy Tiên nói.

Vào trường, cô sinh viên năm nhất có cơ hội làm việc với các giáo sư chuyên về sinh học, được tiếp cận nhiều đề tài nghiên cứu. Vì thế, như Tiên nói, “tình yêu” dành cho nghiên cứu khoa học càng cháy bỏng hơn, dẫn bước cho cô gái tìm đường sang nước Mỹ. Nhận được một phần học bổng và sự hỗ trợ từ gia đình, Tiên chọn ngành Sinh học tại ĐH Iowa State.

Tuy học chậm một năm so với các bạn nhưng Thủy Tiên sớm bắt kịp và nhận học bổng xuất sắc nhiều kỳ liên tiếp với số điểm tích lũy GPA gần như tuyệt đối. Bên cạnh đó, từ năm đầu đặt chân đến đây, Tiên đã làm trợ giảng.

Quan niệm lý thuyết phải đi đôi với thực hành thì mới mang lại được kết quả nghiên cứu xác thực nhất, bắt đầu từ học kỳ 2, Thủy Tiên đã tham gia “Chương trình Sáng kiến ​​nghiên cứu”. Với chương trình này, Tiên có cơ hội làm việc với 2 giáo sư để thực hiện nghiên cứu về ứng dụng tế bào gốc trong việc tái tạo võng mạc sau chấn thương ở mô hình cá ngựa vằn.

{keywords}

Mùa hè 2019, Tiên vinh dự là một trong 11 sinh viên từ khắp Hoa Kỳ tham gia Chương trình Nghiên cứu Ung thư Đại học (CURE) tại Trung tâm Ung thư Stephenson, Trung tâm Khoa học Sức khỏe Đại học Oklahoma. Dự án nghiên cứu có tên “Tìm hiểu cơ chế kháng thuốc ung thư và hướng khắc phục sự kháng thuốc” dưới sự hỗ trợ của Tiến sĩ Jie Wu. Đề tài đã được đăng tải trên báo Annals of Oncology (với Impact Factor 18.274).

Bên cạnh đó, Thủy Tiên còn là trợ lý nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của Tiến sĩ Michael Cho. Đề tài Tiên hỗ trợ nghiên cứu là “Tìm ra vaccine cảm cúm có tác dụng lâu dài thay cho vaccine cúm tiêm theo đợt”. Công việc của Tiên là thiết lập, hoàn thành thử nghiệm và phân tích dữ liệu. Qua những trải nghiệm này, Tiên có thêm kinh nghiệm về kỹ thuật nhân bản phân tử và tinh sạch protein.

“Kỳ nghỉ 2020, em được Trung tâm nghiên cứu về ung thư thuộc Đại học Gerstner Sloan Kettering (một trường nổi tiếng ở New York City) mời về thực tập. Nhưng khá tiếc vì khóa học không diễn ra trực tiếp bởi ảnh hưởng của Covid. Nên em chỉ tham gia được theo hình thức từ xa trong vòng 4 tuần”, Thủy Tiên cho biết.

Bước sang năm cuối, Tiên được mời làm trợ lý nghiên cứu bậc đại học trong phòng thí nghiệm của Tiến sĩ Hua Bai. Tại đây, Tiên thực hiện dự án nghiên cứu độc lập đầu tiên về “ Tìm hiểu vai trò của protein SCAF1 trong cơ chế gây lão hoá và bệnh tim mạch”.

“Đây là dự án em dành rất nhiều tâm huyết. Em tự lên ý tưởng, kế hoạch, hoàn thành từng phân tích dữ liệu thử nghiệm. Bắt đầu từ những bước sơ khai dưới sự hướng dẫn góp ý của giáo sư em đã hoàn chỉnh được kế hoạch chi tiết hơn”, Tiên nói.

{keywords}

“Em nghĩ việc chuẩn bị apply cho tiến sĩ từ đại học nên bắt đầu càng sớm càng tốt. Thời điểm thích hợp nhất là năm 2 hoặc đầu năm 3. Ứng viên sớm hoàn thành các dự án, chứng chỉ để lên kế hoạch tìm hiểu chi tiết về ngôi trường đào tạo nổi tiếng về chuyên ngành mình muốn học. Mỗi trường sẽ đưa ra yêu cầu khác nhau để thử thách bạn xem có phù hợp với mong muốn của họ không”, Thủy Tiên chia sẻ.

Ngay từ năm 2, Tiên đã chuẩn bị hồ sơ du học như duy trì điểm số GPA hạng xuất sắc. Đồng thời, tích cực tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn về nghiên cứu, tăng cường học hỏi, tích lũy kiến thức thực tế từ những dự án tham gia. Chính vì vậy, Tiên đã rất tự tin khi thuyết phục hội đồng thi tuyển về những yêu cầu họ đưa ra.

{keywords}

“Em chứng minh được năng lực bản thân qua mỗi dự án như: học hỏi được điều gì, thực hiện kỹ thuật và phân tích như thế nào, kết quả dự án ra sao. Từ đó em thể hiện niềm đam mê khoa thật sự, các ví dụ đưa ra đều lấy trên đúc rút kinh nghiệm cùng sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Vậy nên, dù trong hồ sơ em không có nhiều hoạt động cộng đồng nhưng vẫn chinh phục được hội đồng bằng kinh nghiệm mình có”.

Cô gái cũng tâm niệm rằng: “Để “bước dài” trên chặng đường nghiên cứu chuyên sâu hãy bắt đầu bằng “tình yêu khoa học” và “sự kiên trì”. Thay vì chán nản khi thử nghiệm thất bại thì tìm cách giải quyết nó như thế nào.”

Hiện tại, Thủy Tiên vẫn đang tiếp tục công việc nghiên cứu toàn thời gian ở phòng thí nghiệm trước khi nhập học vào tháng 9 tới. Cô gái 23 tuổi mong muốn hoàn thành chương trình trong 5 năm hoặc sớm hơn.

Ngọc Linh

Thiết kế: Phương Thu

Nghiên cứu sông Tô Lịch giúp cô gái 22 tuổi vào thẳng tiến sĩ tại Mỹ

Nghiên cứu sông Tô Lịch giúp cô gái 22 tuổi vào thẳng tiến sĩ tại Mỹ

Chưa tốt nghiệp đại học nhưng Nguyễn Bảo Ngọc (sinh năm 1999) đã được Trường ĐH California, Berkeley cấp học bổng toàn phần cho 5 năm theo học tiến sĩ.