Vòng chung kết cuộc thi diễn ra vào ngày 17/11.

Chia sẻ tại sự kiện, ông Phạm Hồng Quất, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, xác định trường đại học là cái nôi của hệ sinh thái khởi nghiệp, Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025" (Đề án 844) đến nay đã hỗ trợ hàng chục trường đại học, cao đẳng thực hiện các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp.

Đánh giá cao vai trò của ĐH Quốc gia Hà Nội trong thực hiện các nhiệm vụ thuộc Đề án 844, ông cho rằng cuộc thi Ý tưởng Khởi nghiệp – Sáng tạo VNU năm 2021 sẽ mang lại cơ hội giao lưu, trao đổi và học hỏi quý báu cho các sinh viên, học viên với những ý tưởng khởi nghiệp của riêng mình. 

{keywords}

Ông Phạm Hồng Quất, Bộ Khoa học và Công nghệ

Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội Phạm Bảo Sơn cho biết, với sứ mệnh của một trung tâm giáo dục đại học đa ngành, đa lĩnh vực hàng đầu cả nước, một tổ chức khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo lớn của quốc gia, ĐH Quốc gia Hà Nội luôn xác định trách nhiệm cao trong đào tạo phát triển toàn diện cho người học, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, nâng cao khả năng khởi nghiệp cho sinh viên.   

Với định hướng phát triển thành đại học nghiên cứu gắn với đổi mới sáng tạo, trong những năm vừa qua, ĐH Quốc gia Hà Nội đặc biệt quan tâm đến thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo nói chung, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nói riêng. ĐH Quốc gia Hà Nội đã từng bước đưa vào chương trình đào tạo các nội dung về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, bồi dưỡng các kiến thức kỹ năng về khởi nghiệp cho người học; phát triển các kết quả nghiên cứu theo hướng đáp ứng yêu cầu thị trường, sẵn sàng đưa vào hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của giảng viên, nhà khoa học và người học.

Các cuộc thi về khởi nghiệp được tổ chức ở các cấp độ khoa trực thuộc, trường đại học thành viên và cả ĐH Quốc gia Hà Nội cũng là một phương thức quan trọng khuyến khích phát triển hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở ĐH Quốc gia Hà Nội.

{keywords}

Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội Phạm Bảo Sơn

Cuộc thi Ý tưởng Khởi nghiệp - Sáng tạo VNU 2021 được tiến hành từ tháng 6/2021, thu hút 43 hồ sơ tham gia và có 12 đội được tham gia vòng chung kết. Các đội thi cũng được huấn luyện bởi các chuyên gia hàng đầu trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng nhằm hỗ trợ các đội thi hoàn thiện ý tưởng/dự án ở các góc độ: Nghiên cứu và định hướng thị trường; Phát triển sản phẩm; Kỹ năng xây dựng kế hoạch kinh doanh; Hoàn thiện mô hình kinh doanh; Một số vấn đề về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với khởi nghiệp - sáng tạo; Kỹ năng “pitching” dự án tìm kiếm nhà đầu tư.

{keywords}

Dự án Nền tảng quản lý bán hàng sàn thương mại điện tử Salework của nhóm sinh viên đến từ Trường ĐH Kinh tế đã giành giải Nhất trong cuộc thi Ý tưởng Khởi nghiệp - Sáng tạo VNU năm 2021

Kết quả chung cuộc, đội SALEWORKS đến từ Trường ĐH Kinh tế với Dự án Nền tảng quản lý bán hàng sàn thương mại điện tử Salework đã giành giải Nhất.

Giải Nhì thuộc về đội GAMMA BOX đến từ Khoa Quốc tế với Dự án Nền tảng tạo chiến dịch marketing thông qua game hóa.

Đội 3SR của Trường ĐH Giáo dục với Dự án Mạng xã hội tái tuần hoàn rác thải thông minh giành giải Ba và giải đội được yêu thích nhất thông qua bình chọn.

Giải khuyến khích thuộc về đội ULISOUL từ Trường ĐH Ngoại ngữ với Dự án Ulisoul và đội COMPOD TRÁI CÂY từ Trường ĐH Khoa học Tự nhiên với Dự án Phát triển công nghệ chế biến và thương mại hóa sản phẩm compod trái cây nhiệt đới.

Thời Vũ

Đào tạo gắn thực tế, sinh viên kiếm tiền từ khi còn trên giảng đường

Đào tạo gắn thực tế, sinh viên kiếm tiền từ khi còn trên giảng đường

Với chương trình đạo tạo theo hướng tăng cường thực hành, trang bị kỹ năng cho sinh viên của Trường ĐH Nông lâm - ĐH Thái Nguyên, nhiều bạn trẻ không chỉ tự tin hơn với kiến thức của mình mà còn có thể kiếm thêm thu nhập.