- Sau nhiều ý kiến của dư luận và cũng là tự đổi mới mình cho phù hợp, bộ sách “Thực hành kĩ năng sống” dành cho Tiểu học của NXB Giáo dục Việt Nam do TS. Phan Quốc Việt chủ biên đã tái bản lần thứ hai phục vụ cho năm học 2015-2016. Đến thời điểm này, sách đã có trên tay học sinh tại nhiều trường tiểu học trên cả nước.

Những người không có chuyên môn, đọc qua bộ sách kĩ năng sống này có thể thấy ngắn gọn và hay hơn sách năm trước.

Tưởng rằng sách đã chỉnh sửa mạnh mẽ như vậy thì không còn gì để nói nữa. Nhưng không, sự chồng chéo kiến thức và lặp lại nội dung sách giáo khoa Đạo đức mới là vấn đề quan trọng.

Trước đây, các thầy cô thấy ngán vì mỗi bài học quá nhiều bài tập, kiến thức hàn lâm, lạ lẫm. Nay, các thầy cô giáo sử dụng sách đã hiệu chỉnh lại thấy “ngán” vì dạy Thực hành kĩ năng sống hóa ra dạy môn Đạo đức 2 lần.

{keywords}

Trong chương trình môn Đạo đức ở Tiểu học, các bài học được viết theo 5 chủ đề. Đó là: Quan hệ với bản thân; Quan hệ với người khác; Quan hệ với công việc; Quan hệ với cộng đồng, đất nước, nhân loại; Quan hệ với môi trường tự nhiên.

Sách “Thực hành kĩ năng sống” tái bản cho năm học 2015-2016 có 14 bài học theo 7 chủ đề: Tự phục vụ, tự quản; Giao tiếp, hợp tác; Tự học và giải quyết vấn đề hiệu quả; Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động xã hội; Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm; Trung thực, kỉ luật, đoàn kết; Yêu gia đình, bạn bè và những người khác; yêu trường lớp, quê hương, đất nước.

Tuy là 7 chủ đề nhưng thực ra vẫn là những vấn đề thuộc nội dung của 5 chủ đề trong sách Đạo đức.

Một chủ đề có thể có nhiều nội dung để dạy HS. Nếu một công việc, sách Đạo đức đã dạy rồi thì sách kĩ năng sống dạy công việc khác sẽ là hợp lí. Thế nhưng, cùng một công việc, có thể mới hôm qua các em học ở tiết Đạo đức, hôm nay lại phải học trong sách Thực hành kĩ năng sống.

{keywords}

Để đi vào cụ thể, ta bắt đầu từ lớp 1. Nếu sách kĩ năng sống có bài 1 “Nề nếp học tập ở trường” dạy HS những thói quen tốt trong học tập thì sách Đạo đức có bài 1 “Em là học sinh lớp 1” và bài 3 “Giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập” rèn HS tự kể về niềm vui đến trường, cách giữ gìn sách vở sạch đẹp, … Bài 2 sách Đạo đức có tên “Gọn gàng sạch sẽ” thì bài 2 sách Thực hành kĩ năng sống lại có tên “Vệ sinh hàng ngày”.

Mục tiêu, nội dung hai bài học đương nhiên không thể khác nhau… Sách Đạo đức đã có bài “Đi học đều và đúng giờ", sách kĩ năng sống lại có bài “Học tập chuyên cần” và bài “Đi học đúng giờ”…

Ở lớp 1, HS đã học Đạo đức “Đi học đúng giờ” lại phải học thêm kỹ năng sống “Đi học chuyên cần”.

Ở lớp 2, sách Đạo đức có bài “Chăm làm việc nhà” thì sách kĩ năng sống lại có bài “Giúp đỡ bố mẹ và người thân”; sách Đạo đức có bài “Gọn gàng ngăn nắp” thì sách kĩ năng sống lại có bài “Góc học tập của em”. Vẫn nói lớp 2, sách Đạo đức đã có những 3 bài là “Biết nói lời yêu cầu, đề nghị”, “Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại”, “Lịch sự khi đến nhà người khác” thì sách kĩ năng sống lại có bài “Em là người lịch sự”

{keywords}
Cùng tuần 2, HS vừa học xong “Gọn gàng sạch sẽ” lại học lại “Vệ sinh hàng ngày” ở sách kỹ năng sống.

Lên lớp 3, môn Đạo đức có bài 1 là “Tự làm lấy việc của mình” thì sách Thực hành kĩ năng sống cũng có bài 1 là “Tự chăm sóc bản thân”; môn đạo đức có bài “Giữ lời hứa” thì sách kĩ năng sống có bài “Lời hứa của em”; môn Đạo đức có bài “Chia sẻ buồn vui cùng bạn” thì sách kĩ năng sống có bài “Yêu thương và chia sẻ”…

{keywords}

Đã học “Tiết kiệm tiền của” lại phải học thêm bài “Học cách tiết kiệm”

Cứ như vậy và lớp 4, lớp 5 vẫn vậy.

Sự chồng chéo lên nhau về nội dung nhiều nhất ở các lớp 1, 2, 3. Lên lớp 4 và lớp 5 có đỡ hơn. Nếu xem kĩ thì thỉnh thoảng cũng có bài nội dung khác nhau (sách Đạo đức không có nhưng sách kĩ năng sống có) nhưng không nhiều.

Có điều, những bài học này lại là “Giải quyết vấn đề hiệu quả”, “Nhận thức bản thân”, “Hoài bão cuộc đời”, “Các loại hình thông minh”,… nghe đã thấy “oải”…

Từ những năm còn dùng sách cải cách giáo dục, chúng ta đã nhận ra sự chồng chéo kiến thức khiến HS quá tải và nhàm chán.

Đến khi thay sách giáo khoa (năm 2000), chúng ta đã rút kinh nghiệm sâu sắc cái kiểu môn này dạy môn kia cũng dạy và đã có thể coi là thành công. Nay sách dạy cách sống cho HS ra đời, phần nhiều lặp lại bài học của sách Đạo đức. Quả đúng là lặp rồi lại tách, tách rồi người khác lại lặp,…

{keywords}

Một số bài không lặp lại sách Đạo đức nhưng có nội dung xa vời.

Sự trùng lặp kiến thức trong các sách dạy ở cùng một trường gây lãng phí nhiều mặt: thời gian, tiền của, chất xám,… và quan trọng hơn là đi ngược quan điểm giáo dục của nước nhà. Có lẽ, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên cân nhắc kĩ việc để cho các địa phương đưa sách “Thực hành kĩ năng sống” vào trường học.

Tùng Sơn