Đảm bảo hành trang cho một “công dân toàn cầu”

Ở hầu hết các trường Đại học khác, phải đến năm cuối, sinh viên mới thi chuẩn đầu ra tiếng Anh. Đó là lý do khiến nhiều bạn thường bỏ bê việc học ngoại ngữ suốt mấy năm đại học, chỉ đến khi sắp tốt nghiệp mới cuống cuồng ôn thi để “chống trượt”. Việc học và thi như vậy dẫn đến tình trạng sinh viên “kém vẫn hoàn kém”, ra trường không thể sử dụng tiếng Anh vào công việc. Đồng thời, nhiều cơ hội việc làm tốt với mức thu nhập hấp dẫn cũng bị bỏ qua.

Ở ĐH FPT, quy trình ấy được đảo ngược lại. Thay vì đến năm cuối mới phải thi chuẩn đầu ra, sinh viên FPT bắt đầu 4 năm ĐH bằng việc học ngoại ngữ. Sau tối đa 6 khóa học, sinh viên phải đạt từ 6.0 IELTS hoặc 80 TOEFL iBT trở lên. Đây là trình độ tiếng Anh tối thiểu để sinh viên FPT có thể học trọn vẹn các môn học khác với 100% giáo trình nhập khẩu nguyên bản từ nước ngoài.

{keywords}
 

Nền tảng tiếng Anh vững chắc này chính là một điểm cộng quý giá để các nhà tuyển dụng đưa sinh viên ĐH FPT vào “tầm ngắm”. Theo thống kê, 96% sinh viên FPT sau khi tốt nghiệp có việc làm ngay. 1/5 trong số đó làm việc tại nước ngoài. Đây là con số mơ ước với nhiều trường ĐH tốp đầu của Việt Nam.

Thêm vào đó, sinh viên ĐH FPT còn có cơ hội tham gia các chương trình trao đổi, thăm quan văn hóa… tại nhiều quốc gia trên thế giới với mức chi phí ưu đãi. Đặc biệt, nếu tham gia “Học kỳ nước ngoài - Semester abroad”, sinh viên chỉ phải bỏ ra khoản tiền tương đương với học phí 1 kỳ trong nước.

Các chương trình này thuộc chiến lược “Go Global” của ĐH FPT, với mong muốn sinh viên sẽ được trải nghiệm môi trường giáo dục quốc tế và phát triển những kĩ năng của một công dân toàn cầu.

“Học đi đôi với hành”

Là trường ĐH Việt Nam đầu tiên được Bảng xếp hạng đại học uy tín thế giới QS Ranking xếp hạng 3 sao, ĐH FPT luôn chú trọng cập nhập các tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình đào tạo. Chương trình giảng dạy được thiết kế dựa trên tham khảo gợi ý chương trình của Hiệp hội máy tính (Association for Computing Machinery-ACM), các trường hàng đầu của Mỹ và các chuyên gia phần mềm trong các tổ chức và doanh nghiệp CNTT như Hiệp hội phần mềm Việt Nam (VINASA), FPT, Chương trình đào tạo của EC-Council, Học viện mạng và phần cứng Jetking (Ấn Độ); các trường Đào tạo Nghệ thuật trên thế giới, các Hiệp hội về Đào tạo nghệ thuật và thiết kế (National Association of Schools of Art and Design - NASAD).

Trường cũng có hệ thống phòng lab hiện đại để phục vụ cho quá trình học tập của sinh viên. Phòng được thiết kế môi trường giả lập giống với môi trường làm việc thực tế của các lập trình viên chuyên nghiệp.

{keywords}
 

Bởi vậy, trong quá trình thực hành, sinh viên FPT có thể tham gia vào các bài toán thật, có độ khó tương đương với những bài toán trong các dự án thực tế tại các công ty công nghệ. Do đó, sau khi tốt nghiệp, sinh viên ĐH FPT có thể hòa nhập ngay vào mọi môi trường làm việc từ trong nước đến quốc tế mà nhà tuyển dụng không phải mất thời gian đào tạo lại.

Thường xuyên phỏng vấn các ứng viên đến từ ĐH FPT trong quá trình tuyển dụng, ông Ngọc Vinh (The Monest) đánh giá: “Các em có tư duy tốt, biết nhìn nhận và phân tích vấn đề. Đặc biệt là khả năng phản biện rất tốt để mọi người cùng trao đổi và có cách xử lý tốt nhất. Đã quen với việc chạy “deadline” tại trường, sinh viên Đại học FPT chịu áp lực công việc cũng tốt hơn”.

Không chỉ đào tạo ra những ứng viên nổi bật, ĐH FPT còn là “cái nôi” của khởi nghiệp khi hàng loạt CEO 9X đình đám đều có xuất phát điểm từ ngôi trường này: Nguyễn Việt Hùng - Founder Color Me, Trần Trung Hiếu - Founder TopCV, Phạm Hữu Việt - người sáng lập Hệ thống nông nghiệp thông minh APPA - N1, Phương Nga - Founder KiddiCode…

Hải Nguyễn